Myanmar hủy kết quả bầu cử 2020

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/7/2021 | 9:35:46 AM

Chính quyền quân sự Myanmar thông báo hủy kết quả cuộc bầu cử năm 2020, trong đó đảng của bà Suu Kyi giành chiến thắng.

Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi tham dự phiên tòa ở Tòa án Công lý Quốc tế ở The Hague, Hà Lan, hồi tháng 12/2019.
Cố vấn nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi tham dự phiên tòa ở Tòa án Công lý Quốc tế ở The Hague, Hà Lan, hồi tháng 12/2019.

"Họ tìm cách giành quyền lực nhà nước từ các đảng và ứng viên đối lập bằng cách lạm dụng các biện pháp hạn chế chống Covid-19", Thein Soe, lãnh đạo ủy ban bầu cử do chính quyền quân sự Myanmar lập ra hôm qua tuyên bố, cáo buộc đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi gian lận trong cuộc bầu cử năm ngoái.

Thein Soe cho hay các điều tra viên đã phát hiện hơn 11 triệu trường hợp gian lận bầu cử, giúp đảng NLD của bà Suu Kyi chiến thắng trước phe đối lập thân quân đội. "Điều này không tự do và công bằng, đó là lý do kết quả cuộc bầu cử năm 2020 bị hủy", ông này nói.

Ông không cho biết liệu chính quyền quân sự Myanmar có tổ chức cuộc bầu cử mới hay không. Quân đội Myanmar trước đó thông báo sẽ tổ chức cuộc bầu cử mới trong vòng hai năm và cũng đe dọa giải tán NLD.

Sau cuộc đảo chính quân sự hồi tháng hai, bà Suu Kyi bị quản thúc tại gia và phải đối mặt với loạt cáo buộc như vi phạm Luật Quản lý Thiên tai và nhập khẩu bộ đàm trái phép. Nếu bị kết tội, bà có thể đối diện án tù hàng chục năm.

Bất chấp các biện pháp mạnh tay từ lực lượng an ninh Myanmar, tình trạng hỗn loạn chống chính quyền quân sự ở nước này vẫn chưa hạ nhiệt. Một nhóm giám sát nhân quyền địa phương cho biết hơn 900 người biểu tình Myanmar đã thiệt mạng trong các cuộc trấn áp biểu tình, nhưng chính quyền quân sự cho rằng thương vong thấp hơn.

Trong cuộc bỏ phiếu năm 2020, đảng của bà Suu Kyi nhận được sự ủng hộ tăng mạnh so với lần bầu cử năm 2015. Một nhóm giám sát bầu cử tự do tại châu Á cho biết kết quả bầu cử này "đại diện cho ý chí của người dân Myanmar".

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in gặp thượng đỉnh.

Ngày 27/7, Triều Tiên và Hàn Quốc đã nhất trí nối lại đường dây nóng liên lạc giữa hai miền, trong một động thái mở ra hy vọng cải thiện quan hệ song phương sau một thời gian đình trệ.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte.

Trong Thông điệp quốc gia cuối cùng trên cương vị Tổng thống, ông Duterte đã lên tiếng bảo vệ chiến dịch chống ma túy và kêu gọi mọi người tiêm chủng để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 lây lan.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên.

Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 26/7, người phát ngôn Triệu Lập Kiên cho rằng, nếu tiến hành cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 trên phạm vi toàn cầu thì mục tiêu đầu tiên phải là Mỹ, chứ không phải là Trung Quốc.

Người dân xuất trình giấy chứng nhận y tế trước khi vào một rạp chiếu phim ở Paris, Pháp, hôm 21/7.

Trước mối nguy hiểm từ biến chủng Delta, nhiều nước châu Âu siết chặt hạn chế thông hành và sử dụng dịch vụ với những người chưa tiêm chủng Covid-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục