Trung Quốc đề nghị WHO đến Mỹ điều tra nguồn gốc dịch Covid-19

  • Cập nhật: Thứ ba, 27/7/2021 | 6:43:17 AM

Phát biểu tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 26/7, người phát ngôn Triệu Lập Kiên cho rằng, nếu tiến hành cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 trên phạm vi toàn cầu thì mục tiêu đầu tiên phải là Mỹ, chứ không phải là Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên khẳng định, thời gian qua đã có nhiều tiếng nói quốc tế phê phán Mỹ chính trị hóa vấn đề điều tra nguồn gốc dịch Covid-19 và yêu cầu điều tra phòng thí nghiệm Fort Detrick của Mỹ. Ông này dẫn chứng thông tin từ báo Hàn Quốc và Nhật Bản cho rằng, dịch Covid-19 đã lây lan tại Mỹ từ tháng 12/2019, do đó nếu phải tiến hành điều tra nguồn gốc Covid-19 trên phạm vi toàn cầu thì điểm đến đầu tiên phải là Mỹ mà không phải là Trung Quốc.

Ông Triệu Lập Kiên nói: "Điều tra nguồn gốc dịch bệnh là vấn đề khoa học, không nên bị chính trị hóa. Tuy nhiên một số người Mỹ vẫn cố tình chính trị hoá vấn đề này, đánh lạc hướng sự chú ý của dư luận về khả năng phòng chống dịch yếu kém của mình, đổ lỗi cho người khác”.

Cũng tại buổi họp báo, người phát ngôn Triệu Lập Kiên cho biết, đã có 13 triệu cư dân mạng Trung Quốc ký vào bản kiến nghị kêu gọi Tổ chức Y tế thế giới WHO điều tra phòng thí nghiệm Fort Detrick của Mỹ như một khả năng về nơi gây ra đại dịch Covid-19.

Cuộc chiến điều tra nguồn gốc dịch Covid-19 tiếp tục nóng trở lại thời gian gần đây khi hôm 22/7 vừa qua, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc Tâng Ích Tân khẳng định Bắc Kinh sẽ không tham gia giai đoạn 2 của cuộc điều tra nguồn gốc dịch Covid-19 mà WHO tổ chức.

Ngày 26/7, tại cuộc gặp với các quan chức Trung Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman cũng bày tỏ quan ngại của Mỹ về việc Trung Quốc từ chối lời đề nghị này của WHO.

Trong một diễn biến khác, thì cuối tháng 8 này, Mỹ sẽ công bố kết quả điều tra nguồn gốc dịch Covid-19 và nhiều khả năng đây sẽ là một thông tin gây bất lợi cho Trung Quốc.

(Theo VOV)

Các tin khác
Người dân xuất trình giấy chứng nhận y tế trước khi vào một rạp chiếu phim ở Paris, Pháp, hôm 21/7.

Trước mối nguy hiểm từ biến chủng Delta, nhiều nước châu Âu siết chặt hạn chế thông hành và sử dụng dịch vụ với những người chưa tiêm chủng Covid-19.

Thẻ xanh là tấm vé thông hành để người dân Italy đến các địa điểm văn hóa, giải trí.

Trong thời gian gần đây, châu Âu đã chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm Covid-19 mới do biến thể Delta của virus SARS-CoV-2. Lo ngại trước tình hình này, các quốc gia ở lục địa già đã tung ra những chiến lược mới nhằm bảo đảm mục tiêu kép vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.

Bộ Bảo vệ môi trường Israel ngày 25-7 đã quyết định hoãn thực thi một thỏa thuận vận chuyển dầu đã ký với Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), qua đó đóng băng dự án vốn khiến nhiều nhà hoạt động môi trường phản đối.

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tokyo, Nhật Bản.

Khi trình giấy chứng nhận vaccine COVID-19 tại thời điểm cấp thị thực (visa) hoặc nhập cảnh, người nhập cảnh sẽ được miễn áp dụng biện pháp xét nghiệm PCR COVID-19 và cách ly tại địa điểm chỉ định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục