Các quốc gia châu Á mở cửa trở lại, nhiều nước đề xuất chỉ tiêm một mũi vaccine cho trẻ trên 12 tuổi

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/11/2021 | 7:29:16 AM

Đến sáng 3/11, thế giới có trên 248,1 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 5,02 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

Hơn 248,1 triệu người trên thế giới đã nhiễm virus SARS-CoV-2.
Hơn 248,1 triệu người trên thế giới đã nhiễm virus SARS-CoV-2.

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch COVID-19 vẫn là Mỹ với trên 46,94 triệu ca mắc và gần 767.900 trường hợp tử vong. Trong ngày qua, Mỹ ghi nhận thêm hơn 13.000 người nhiễm virus SARS-CoV-2.

Mỹ sẽ triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer-BionTech cho trẻ em từ 5-11 tuổi trong tuần này. Hàng triệu liều vaccine dành cho trẻ em ở nhóm tuổi trên sẽ được chuyển đến các trung tâm phân phối vaccine trong vài ngày tới. Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ trước đó đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BionTech cho trẻ em từ 5-11 tuổi.

Đây sẽ là mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên cho trẻ em tại Mỹ. Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ vẫn cần tư vấn về việc tiêm chủng như thế nào. Vấn đề sẽ được quyết định sau cuộc thảo luận của một nhóm các nhà cố vấn trong ngày 2/11.

Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã  hoãn phê duyệt sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Moderna cho nhóm thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi. Theo FDA, cần có thêm thời gian để đánh giá chi tiết hơn nguy cơ mắc viêm cơ tim sau khi tiêm chủng.

Ấn Độ, tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới, vào ngày 2/11 đã ghi nhận 10.432 ca mắc mới COVID-19 và 443  trường hợp tử vong. Hiện tổng cộng trên 34,28 triệu người mắc COVID-19, bao gồm hơn 458.400 trường hợp thiệt mạng vì COVID-19 tại quốc gia Nam Á này.

Brazil hiện là điểm nóng dịch bệnh lớn thứ 3 thế giới với hơn 607.900 bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi trong tổng số trên 21,8 triệu người nhiễm bệnh ở quốc gia này.

Giới chức y tế các nước như Anh, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch đề xuất chỉ tiêm một liều vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer-BionTech hoặc Moderna cho trẻ em. Theo tờ The New York Times, các chuyên gia tại Anh và Na Uy tin rằng, với trẻ em từ 12 tuổi trở lên, việc tiêm một liều vaccine của hãng Pfizer-BionTech vừa góp phần giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vừa tránh được các tác dụng phụ tiềm ẩn của việc tiêm hai liều.

Trong khi đó, giới chức Thụy ĐiểnĐan Mạch gợi ý thanh thiếu niên chỉ nên tiêm một mũi vaccine của hãng Moderna. Các quan chức y tế ở những nước này cũng lưu ý đến các dữ liệu chỉ ra hiện tượng mắc viêm cơ tim ở thanh thiếu niên sau khi tiêm chủng.

Nga, quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt vaccine COVID-19 và sau đó xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia khác, đang tìm mọi cách để tăng tỷ lệ tiêm chủng trong bối cảnh số ca mắc mới liên tục ghi nhận mức cao chưa từng có. Các bệnh viện đang bị thiếu bác sĩ gây mê và chuyên gia về bệnh truyền nhiễm. Hầu hết bệnh nhân COVID cần thở oxy nhưng nguồn cung đang dần hạn chế.

Trong 24 giờ qua, Nga ghi nhận hơn 39.000 ca nhiễm mới COVID 19, trong khi số ca tử vong là 1.178 người, số người qua đời theo ngày cao kỷ lục tại nước này trong bối cảnh số ca mắc mới gia tăng buộc giới chức tái áp đặt các biện pháp phong tỏa một phần trên toàn quốc. Hiện Nga là tâm dịch lớn thứ năm thế giới với trên 8,59 triệu ca mắc và hơn 240.800 trường hợp thiệt mạng. Tổng thống Nga Putin đã nhiều lần kêu gọi người dân đi tiêm phòng, thậm chí đã cho phép người dân nghỉ một tuần hưởng lương đầy đủ để người dân đi tiêm chủng. Tuy nhiên, lời kêu gọi vẫn chưa thực sự được hưởng ứng.

Trong 24 giờ qua, Nga cũng báo cáo thêm 1.178 ca tử vong do COVID-19. Đây là số ca tử vong theo ngày cao kỷ lục tại nước này trong bối cảnh số ca mắc mới gia tăng buộc giới chức tái áp đặt các biện pháp phong tỏa một phần trên toàn quốc.

Pháp trong những ngày qua vừa ghi nhận số ca nhiễm mới COVID -19 tăng cao, lên tới hơn 7.300 trường hợp trong một ngày, dấu hiệu cho thấy một làn sóng dịch mới. Trong những ngày qua, thông tin về biến chủng Delta Plus đã khiến nước Pháp đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, có lẽ sự quan tâm đặc biệt này nằm ở giới chức Chính phủ, những người làm việc trong lĩnh vực y tế và truyền thông nhiều hơn.

Người dân Pháp được khuyến cáo, trong thời gian tới, nước này có thể sẽ đứng trước làn sóng dịch thứ 5. Tuy vậy, so với khả năng chống chịu của nền y tế, Pháp vẫn đảm bảo sẽ giữ được sự bình ổn cho đến giai đoạn này.

Cùng ngày, giới chức y tế Romania thông báo 591 ca tử vong do COVID-19, là mức cao đáng lo ngại ở nước này và nâng tổng số ca tử vong lên 48.664 trong khi tại các bệnh viện không còn giường chăm sóc đặc biệt. Hiện mới có khoảng 37% dân số trưởng thành ở Romania đã tiêm vaccine đầy đủ. Nước này hiện là nước có độ bao phủ vaccine thấp thứ hai trong Liên minh châu Âu.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đức đã kêu gọi tất cả các bang trong cả nước mở cửa trở lại các trung tâm tiêm chủng nhằm đẩy nhanh tỷ lệ tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho người cao tuổi và người mắc bệnh mãn tính. Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh mùa đông đang đến, số ca mắc mới COVID-19 gia tăng trở lại.

Tỷ lệ mắc mới COVID-19 tại Đức trong 7 ngày qua đã tăng lên 155 ca/100.000 dân, cao hơn nhiều so với mức 110 trường hợp một tuần trước đó. Theo Viện Robert Koch, trong vài tuần tới, số bệnh nhân tại các khoa chăm sóc đặc biệt có thể tăng trở lại, lên tới 3.000 ca. Trong khi đó, mới có khoảng 2/3 người dân ở Đức được tiêm chủng đầy đủ.

Ủy ban vaccine thuộc Viện Robert Koch của Đức (STIKO) đang xem xét đưa ra khuyến nghị cho tất cả mọi người dân ở Đức được tiêm nhắc lại mũi vaccine ngừa COVID-19, bất kể tuổi tác hoặc các yếu tố nguy cơ khác. Cho đến nay, STIKO chỉ khuyến cáo tiêm vaccine tăng cường cho những người trên 70 tuổi, mắc bệnh nền và những người đã được tiêm vaccine Johnson & Johnson.

Từ 0h ngày 3/11, khu vực cực  Bắc của New Zealand sẽ phải thực hiện lệnh hạn chế cấp độ 3 đề phòng nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19 sau khi khu vực phát hiện 2 trường hợp mắc COVID-19 không rõ nguồn lây. Hiện giới chức New Zealand có kế hoạch triển khai hành lang cảnh sát tại khu vực này một khi lệnh phong tỏa được ban bố do lo ngại khả năng còn nhiều ca mắc trong cộng đồng chưa được phát hiện khác.

Bộ trưởng phụ trách ứng phó dịch COVID-19 của New Zealand, ông Chris Hipkins cho biết,  khu vực thực hiện lệnh hạn chế nằm cách Auckland, thành phố lớn nhất của nước này, 270km. Dự kiến, Chính phủ New Zealand sẽ nhóm họp trong ngày 2/11 để xem xét có ban bố lệnh phong tỏa tại khu vực cực Bắc hay không. Đây cũng là một trong những địa phương có tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 thấp nhất trên cả nước. Số người đi tiêm chủng tại đây chỉ đạt 64% tổng số người đủ điều kiện tiêm chủng.

Trong những năm tới, Singapore có thể sẽ ghi nhận 2.000 ca tử vong vì COVID-19 mỗi năm, chủ yếu là người cao tuổi. Đây là dự báo do Trợ lý Bộ trưởng Bộ Y tế Singapore đưa ra. Tuy nhiên, ông Putthuchery không đưa ra con số dự báo cụ thể là trong bao nhiêu năm Singapore sẽ ghi nhận số ca tử vong 2.000 người vì COVID-19. Để có một con số giúp so sánh, trước thời kỳ đại dịch COVID-19, Singapore ghi nhận 4.000 ca tử vong mỗi năm vì cúm và các bệnh đường hô hấp khác. Còn hiện tại, tỷ lệ tử vong vì COVID-19 ở nước này là 0,2%, tương đương với tỷ lệ tử vong vì bệnh phổi trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra.

Indonesia đã cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 do Novavax phát triển, trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tiếp cận loại vaccine với tên thương mại là Covovax này. Giám đốc điều hành của Novavax tái khẳng định cam kết của hãng trong việc đảm bảo tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 công bằng trên toàn cầu. Ông đồng thời cho biết, quyết định trên của Indonesia sẽ giúp đáp ứng nhu cầu vaccine tại quốc gia đông dân thứ 4 thế giới.

Theo hãng Novavax, vaccine Covovax được sản xuất tại Viện Huyết thanh Ấn Độ và sẽ sớm được bàn giao cho Indonesia. Hồi tháng 9, Novavax đã nộp hồ sơ đề nghị WHO cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vaccine Covovax.

Chính phủ Indonesia đã quyết định rút ngắn thời gian cách ly nhập cảnh đối với du khách quốc tế từ 5 ngày xuống còn 3 ngày trong bối cảnh tình hình kiểm soát dịch COVID-19 tại quốc gia này tiếp tục cải thiện tích cực. Thư ký Bộ điều phối Các vấn đề kinh tế Susiwijono Moegiarso cho biết, chính sách nói trên được áp dụng đối với những người hội đủ điều kiện gồm tiêm chủng đầy đủ hai mũi vaccine, có kết quả xét nghiệm PCR âm tính trước khi khởi hành và trong quá trình cách ly.

Khoảng 34% số trường học trên khắp Thái Lan đã bắt đầu mở cửa đón học sinh trở lại trường học sau nhiều tháng phải học trực tuyến. Để đảm bảo an toàn cho cả học sinh và giáo viên, Bộ Giáo dục Thái Lan đã có những hướng dẫn cụ thể về các biện pháp phòng dịch.

Bộ Giáo dục Thái Lan cho biết, có khoảng 12.000 trong tổng số 35.000 trường học trên cả nước trở lại học trực tiếp trong ngày đầu tiên của học kỳ mới. Một số trường khác cũng sẽ mở cửa vào ngày 15/11. Theo Bộ Giáo dục Thái Lan, học sinh không cần thực hiện xét nghiệm COVID-19 thường xuyên và chỉ thực hiện xét nghiệm những học sinh có người nhà bị nhiễm COVID-19. Những học sinh tiếp xúc gần với các ca nhiễm sẽ phải cách ly 14 ngày tại nhà.

Học sinh và giáo viên phải tự đánh giá nguy cơ lây nhiễm của mình nếu có những triệu chứng về đường hô hấp, sốt hay có tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19. Trong khi đó, các trường học phải đảm bảo khoảng cách an toàn cho học sinh trong phòng học và tạm dừng những hoạt động thể thao hoặc hoạt động tập trung đông người. Nếu có một ca lây nhiễm được phát hiện, các trường chỉ cần đóng cửa những lớp bị ảnh hưởng, không cần phải đóng cửa toàn bộ trường học.

Mặc dù số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng, Chính phủ Lào đã lên kế hoạch mở cửa trở lại đất nước, đồng thời kêu gọi người dân thích ứng với tình hình mới. Trong bài phát biểu tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa IX của Lào đang diễn ra, Thủ tướng Lào Phankham Viphavan nêu rõ, Chính phủ Lào đang nghiên cứu và xây dựng kế hoạch chiến lược để ứng phó với COVID-19 và hướng đến mở cửa đất nước trở lại trong điều kiện bảo vệ tối đa sức khỏe và an toàn của người dân. Ông nhấn mạnh, vấn đề quan trọng hiện nay là tập trung vào giải quyết các vấn đề kinh tế và khủng hoảng do COVID-19 gây ra bằng cách giúp người dân thích nghi với trạng thái bình thường mới trong điều kiện COVID-19. Hiện các cơ quan, ban ngành của Lào đang đẩy mạnh chương trình tiêm chủng vaccine để đạt được độ bao phủ vaccine 50% dân số vào cuối năm nay.

Liên quan đến tình hình dịch COVID-19 tại Lào, ngày 2/11, Bộ Y tế Lào cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 873 ca mắc mới COVID-19 và 3 trường hợp tử vong. Theo Bộ trên, số ca mắc mới tiếp tục tăng cao, trong đó có tới 871 ca cộng đồng ghi nhận tại 14 tỉnh, thành.

Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen ngày 1/11 cho biết quyết định mở cửa trở lại tất cả các lĩnh vực của nước này bắt đầu từ tháng 11/2021 dựa vào 4 yếu tố. Thủ tướng Hun Sen cho biết, yếu tố phải kể đến trước tiên là tỷ lệ tiêm phòng COVID-19 cao, giúp làm giảm tỷ lệ tử vong vì đại dịch, sau đó là khả năng chống dịch được tăng cường với thuốc điều trị COVID-19 sẵn sàng; kinh nghiệm của Chính phủ trong kiểm soát dịch bệnh lây lan và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch quy mô lớn. Và cuối cùng là người dân đủ nhận thức về dịch bệnh để có thể tự bảo vệ bản thân cũng như học cách sống chung với COVID-19.

Bộ Y tế Campuchia xác nhận có 89 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua (bao gồm 4 người nhập cảnh và 85 trường hợp lây nhiễm cộng đồng) và có thêm 6 người tử vong, trong đó có 4 người chưa tiêm phòng COVID-19.

Hàn Quốc sẽ dỡ bỏ dần các hạn chế nhập cảnh đối với lao động người nước ngoài vào cuối tháng 11 này. Theo đó, người lao động nước ngoài sẽ được phép nhập cảnh vào Hàn Quốc nếu có xác nhận đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở trong nước và có kết quả xét nghiệm âm tính. Hàn Quốc cũng sẽ bãi bỏ giới hạn về số lượng lao động nhập cảnh tính theo ngày và theo tuần. Cuối tháng 10, có khoảng 50.000 người nước ngoài đã được cấp phép lao động nhưng chưa thể nhập cảnh do các hạn chế mà nhà chức trách Hàn Quốc đang thực hiện.

Quy định hạn chế nhập cảnh cũng như cách ly đã khiến số lượng lao động nước ngoài nhập cảnh vào Hàn Quốc giảm mạnh. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, bị thiếu lao động nghiêm trọng.

Thúc đẩy Kế hoạch 3 giai đoạn để trở lại cuộc sống thường nhật sống chung với COVID-19, Hàn Quốc đang đẩy nhanh tốc độ phủ tiêm chủng với các độ tuổi. Số liệu thống kê của Cơ quan phòng chống dịch bệnh quốc gia Hàn Quốc cho biết, tính đến hết ngày 1/11, tỷ lệ hoàn thành tiêm chủng tính trên tổng dân số đạt 75,6%, tương đương với 51.349.116 người, trong đó tỷ lệ người trên 18 tuổi là 87,9%.

Thống kê cho biết, ngày 1/11, Hàn Quốc bắt đầu tiêm phòng COVID-19 cho trẻ từ 12 -15 tuổi và trong ngày đầu tiên đã có 16.386 trẻ được tiêm. Nếu tính chung số người được phủ tiêm chủng mũi một toàn quốc là 41.224.561 người, tương đương với 80,3% dân số và tương đương với 92,3% dân số trên 18 tuổi.

Trong nỗ lực nới lỏng các biện pháp hạn chế nhập cảnh, Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ giảm thời gian tự cách ly đối với người nhập cảnh vì mục đích kinh doanh xuống còn 3 ngày thay vì 10 ngày như hiện nay. Quyết định này sẽ có hiệu lực từ ngày 8/11 tới.

Điều kiện đối với những người nước ngoài nhập cảnh là phải hoàn thành tiêm chủng 2 mũi vaccine ngừa COVID-19, loại vaccine đã được Nhật Bản phê duyệt, và phải có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh. Doanh nghiệp tại Nhật Bản phải chịu trách nhiệm quản lý hành vi, di chuyển của người đó trong thời gian 3 ngày tự cách ly.

Chính phủ Nhật Bản cũng cân nhắc nới lỏng các biện pháp hạn chế nhập cảnh đối với đối tượng là người nước ngoài lưu trú ngắn hạn vì mục đích kinh doanh và lưu học sinh.

Giới chuyên gia cho rằng, Trung Quốc sẽ không sớm xóa bỏ chính sách "Zero COVID-19" (quét sạch ca nhiễm trong cộng đồng) từng giúp nước này ngăn chặn hiệu quả các đợt dịch bùng phát trong cộng đồng. Nhằm hạn chế sự lây lan của dịch COVID-19, Trung Quốc đã liên tục tăng cường các biện pháp ứng phó như xét nghiệm diện rộng, phong tỏa vùng dịch và hạn chế đi lại, mặc dù những biện pháp này có thể ảnh hưởng đến kinh tế của các địa phương.

Ngày 2/11, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết, Trung Quốc đại lục ghi nhận 71 ca mắc mới COVID-19, bao gồm 54 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng và 17 người nhập cảnh trong 24 giờ qua. Như vậy, tính đến ngày 1/11, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 97.314 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.636 người tử vong, trong khi 91.766 bệnh nhân đã phục hồi.

(Theo VTV)

Các tin khác
Tình trạng chặt phá rừng tại tỉnh Nam Kalimantan, Indonesia năm 2019.

Ngày 1/11, tại các cuộc trao đổi về khí hậu, các nhà lãnh đạo của hơn 100 quốc gia, trong đó có Brazil, Trung Quốc và Mỹ đã cam kết chấm dứt chặt phá rừng vào năm 2030.

Đảng LDP giữ được đa số phiếu trong cuộc bầu cử Hạ viện Nhật Bản hôm 31-10.

Theo CNA ngày 1-11, đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền ở Nhật Bản cùng với đối tác liên minh Komeito đã giữ quyền kiểm soát Quốc hội khi giành được 293 trong tổng số 465 ghế trong cuộc bầu cử Hạ viện vào ngày 31-10.

Nhân viên y tế chuẩn bị vaccine Sinovac ở Phnom Penh, Campuchia.

Campuchia bắt đầu tiêm vaccine Sinovac của Trung Quốc cho trẻ em 5 tuổi trên khắp đất nước từ ngày 1.11, Bộ Y tế nước này thông tin.

Nhiều người dân tập trung tại hiện trường nơi tòa nhà 22 tầng bị sập ở Ikoyi, Lagos, Nigeria ngày 1-11

Một tòa chung cư 22 tầng đang xây ở Lagos, Nigeria bất ngờ bị đổ sập hôm 1-11 (giờ địa phương), khoảng 100 người nghi bị vùi trong đống đổ nát.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục