Pháp - Nga sẽ nỗ lực tổ chức Thượng đỉnh khẩn cấp trước nguy cơ bùng phát chiến tranh

  • Cập nhật: Thứ hai, 21/2/2022 | 7:39:18 AM

Trước nguy cơ về một cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm qua đã có cuộc điện đàm khẩn cấp với Tổng thống Nga. Hai nhà lãnh đạo thống nhất ưu tiên giải pháp ngoại giao và sớm tổ chức cuộc họp “Nhóm liên lạc ba bên" để đảm bảo tuân thủ lệnh ngừng bắn.

Tổng thống Pháp Macron và Tổng thống Nga Putin hôm 7/2 tại Moscow.
Tổng thống Pháp Macron và Tổng thống Nga Putin hôm 7/2 tại Moscow.

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ vào trưa 20/2.

Thông cáo của văn phòng Tổng thống Pháp cho biết, hai nhà lãnh đạo thống nhất sẽ ưu tiên giải pháp ngoại giao và sớm tổ chức cuộc họp của "Nhóm liên lạc ba bên” gồm Nga, Ukraine và "Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu” (OSCE) với mục tiêu nhanh chóng nối lại lệnh ngừng bắn tại khu vực Donbass thuộc miền Đông Ukraine. 

Trong cuộc điện đàm, Tổng thống Nga Vladimir Putin bày tỏ quan ngại trước tình hình xấu đi tại Donbass và cảnh báo các động thái khiêu khích từ phía quân đội Ukraine sẽ khiến căng thẳng gia tăng. Người đứng đầu nước Nga khẳng định, Ukraine luôn từ chối thực thi thoả thuận Minsk năm 2015 và đang tìm kiếm giải pháp quân sự sau khi nhận được sự hỗ trợ từ phương Tây. Tổng thống Nga tiếp tục nhấn mạnh, Mỹ và NATO cần chú ý đến các yêu cầu đảm bảo an ninh từ Nga. Ông Putin cũng tái khẳng định, sẽ rút quân đội Nga ra khỏi Belarus sau khi các cuộc tập trận chung kết thúc.

Về phần mình, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng, cần có thời gian để kiểm chứng các thông báo rút quân từ phía Nga, nhất là sau tuyên bố mới đây của Belarus về việc quân đội Nga sẽ tiếp tục ở lại để thực hiện các nhiệm vụ khác.

Ngay sau cuộc nói chuyện với Tổng thống Nga, ông Macron đã điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và tiếp tục có hàng loạt các cuộc điện đàm trong vài giờ tới với các nhà lãnh đạo Mỹ, Đức, Anh, Italia và nhiều đối tác khác để thúc đẩy đối thoại, duy trì hoà bình tại châu Âu.

Ngoại trưởng Pháp dự kiến sẽ gặp người đồng nhiệm Nga trong những ngày tới để đàm phán về một cuộc gặp thượng đỉnh ở cấp cao nhất giữa Nga, Ukraine và châu Âu để thiết lập một trật tự an ninh mới ở châu Âu.

Ba Lan, nước đang là chủ tịch OSCE, cũng cho biết, tổ chức này sẽ họp khẩn trong ngày hôm nay (21/2) để bàn lối thoát cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Theo các quan sát viên của OSCE tại Ukraine, tình hình tại miền Đông Ukraine đang hết sức quan ngại, giao tranh bùng nổ giữa phiến quân ly khai thân Nga và quân đội chính phủ ở miền Đông Ukraine trong những ngày gần đây với hàng trăm cuộc tấn công bằng súng cối và pháo binh.  

Trong một động thái liên quan, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken hôm qua (20/2) cũng cho biết, Tổng thống Joe Biden sẵn sàng gặp người đứng đầu nước Nga bất cứ thời điểm nào và dưới bất kỳ hình thức nào nếu có thể tránh một cuộc xung đột tại Ukraine.

(Theo VOV)

Các tin khác
Tổng thư ký CSTO Stanislav Zas

Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) cho biết họ có thể điều quân tới Đông Ukraine để giúp bình ổn tình hình, trước lo ngại xung đột toàn diện có thể bùng phát tại đây.

Các quan chức G7 lên tiếng cảnh báo Nga nếu tấn công Ukraine.

Tuyên bố khẳng định, chưa có bằng chứng cho thấy Nga đang giảm các hoạt động quân sự tại khu vực gần biên giới với Ukraine.

Thiết kế Cung điện nhà nước ở thủ đô mới của Indonesia.

Indonesia đã chính thức ban hành Luật thủ đô nhà nước trở thành khung chính sách cho việc di dời thủ đô từ đảo Java đông dân cư sang đảo Kalimantan, nằm ở ngay chính giữa quốc gia vạn đảo.

Bên ngoài đại sứ quán Anh tại thủ đô Kiev, Ukraine hồi tháng 1.

Bộ Ngoại giao Anh thông báo đang di chuyển đại sứ quán khỏi thủ đô Kiev tới thành phố miền tây Ukraine, đồng thời khuyến cáo công dân về nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục