Nổ mỏ vàng ở Burkina Faso, 60 người thiệt mạng

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/2/2022 | 7:41:47 AM

Ngày 21-2, một vụ nổ mạnh gần một mỏ vàng ở phía tây nam Burkina Faso làm khoảng 60 người thiệt mạng và hơn 100 người khác bị thương, theo đài truyền hình nhà nước Burkina Faso RTB.

Một mỏ vàng tại Burkina Faso
Một mỏ vàng tại Burkina Faso

Giới chức địa phương đang đánh giá thiệt hại của vụ nổ tại làng Gbomblora, tỉnh Poni của Burkina Faso. Thông tin ban đầu cho thấy nguyên nhân vụ nổ là do các hóa chất được sử dụng tại mỏ vàng gây ra.

"Tôi nhìn thấy thi thể ở khắp nơi. Sự việc thật kinh khủng", ông Sansan Kambou - nhân viên kiểm lâm có mặt tại hiện trường vụ nổ - cho biết.

Ông Kambou nói ông nghe tiếng nổ lớn đầu tiên vào khoảng 14h ngày 21-2, sau đó có thêm nhiều tiếng nổ nữa trong khi mọi người hoảng loạn chạy xa khỏi khu vực đó.

Theo Hãng tin Reuters, vụ nổ đã làm gãy đổ nhiều cây cối và phá hủy nhiều ngôi nhà với nhiều thi thể trên mặt đất.

Burkina Faso là nhà sản xuất vàng phát triển nhanh nhất tại châu Phi, hiện đứng thứ 5 tại châu lục này, và vàng là mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của nước này.

Năm 2019, ngành công nghiệp vàng tại quốc gia ở Tây Phi này trị giá khoảng 2 tỉ USD, và có khoảng 1,5 triệu lao động.

Các mỏ vàng nhỏ như ở làng Gbomblora đã phát triển trong những năm gần đây, với khoảng 800 mỏ như vậy trên cả nước. Theo Viện Nghiên cứu an ninh có trụ sở tại Nam Phi, hầu hết lượng vàng khai thác ở Burkina Faso được buôn lậu sang các nước láng giềng như Togo, Benin, Niger và Ghana.

Theo Hãng tin AP, các tay súng thánh chiến của những tổ chức khủng bố như al-Qaeda và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) cũng thu thuế các mỏ vàng quy mô nhỏ, lợi dụng các mỏ này để làm nơi trú ẩn và tuyển dụng.

Bà Marcena Hunter - phân tích viên cấp cao tại Công ty tư vấn Global Initiative có trụ sở tại Thụy Sĩ - cho biết các quy định lỏng lẻo đối với lĩnh vực khai thác mỏ quy mô nhỏ làm tăng các rủi ro về an toàn, bao gồm việc sử dụng chất nổ được buôn lậu vào trong nước.

(Theo TTO)

Các tin khác
Tổng thống Putin ký sắc lệnh công nhận độc lập ở hai vùng ly khai của Ukraine.

Người đứng đầu các vấn đề chính trị của Liên Hợp Quốc cảnh báo nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột lớn ở Ukraine là có thật và cần được ngăn chặn.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Zelensky.

Tổng thống Joe Biden ngày 21/2 (theo giờ Mỹ) đã điện đàm với Tổng thống Volodymyr Zelensky để tái khẳng định cam kết của Mỹ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.

Tổng thống Ukraine Zelensky.

Trong bài phát biểu trước công chúng sáng 22/2, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố biên giới được quốc tế công nhận của Ukraine sẽ không thay đổi, bất chấp việc Tổng thống Nga Vladimir Putin công nhận độc lập các nước cộng hòa tự xưng ở khu vực Donbass.

Lực lượng vũ trang Nga và Belarus tham gia cuộc tập trận chung Zapad-2021 tại tỉnh Nizhny Novgorod, cách thủ đô Moskva (Nga) khoảng 350km về phía Đông.

Theo sắc lệnh được ký bởi Tổng thống Nga Vladimir Putin và công bố trong ngày 21/2, Nga có quyền xây dựng căn cứ quân sự tại hai vùng lãnh thổ ly khai ở miền Đông Ukraine.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục