Đức phê chuẩn tư cách thành viên NATO đối với Phần Lan, Thụy Điển

  • Cập nhật: Thứ bảy, 9/7/2022 | 9:41:14 AM

Hôm 8/7, Đức phê chuẩn việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu.

Đức trở thành quốc gia tiếp theo phê chuẩn tư cách thành viên NATO đối với Phần Lan, Thụy Điển.
Đức trở thành quốc gia tiếp theo phê chuẩn tư cách thành viên NATO đối với Phần Lan, Thụy Điển.

Reuters đưa tin, Quốc hội Đức cũng như nghị viện các bang của nước này tán thành các nghị định thư gia nhập NATO với hai quốc gia Bắc Âu kể trên.

"Điều này sẽ tạo ra các đảm bảo an ninh lớn hơn cho tất cả các thành viên NATO và cho châu Âu", Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết.

Trước đó, Canada, Iceland, Đan Mạch, Na Uy và Estonia đều đã phê duyệt nghị định thư để Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO. 

Tuần trước, đại sứ từ tất cả 30 thành viên NATO cùng với đại diện Phần Lan và Thụy Điển ký các nghị định thư gia nhập NATO tại trụ sở của liên minh ở Brussels. Theo quy trình, giờ đây, quốc hội tất cả các quốc gia thành viên phải phê chuẩn văn kiện này.

Canada trở thành quốc gia đầu tiên phê chuẩn Phần Lan và Thụy Điển. Ngay sau khi nghị định thư gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển được ký kết, Thủ tướng Justin Trudeau thông báo nước này đã đồng ý phê chuẩn văn kiện. 

Quá trình phê duyệt tại các nước còn lại có thể lâu hơn, thậm chí có thể mất vài tháng. Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang chờ Phần Lan và Thụy Điển thông qua thỏa thuận 10 điểm mà họ đã ký với Ankara vào tuần trước.

Phát biểu với báo giới sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh NATO, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ngăn Thụy Điển, Phần Lan gia nhập NATO nếu hai nước này không thực hiện các điều khoản thỏa thuận với Ankara.

Ông Erdogan cho rằng, bản ghi nhớ ba bên đạt được hôm 28/6 không có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tự động chấp thuận tư cách thành viên của Thụy Điển, Phần Lan. Ông cảnh báo, hành vi trong tương lai của 2 nước Bắc Âu sẽ quyết định liệu ông có chuyển đơn xin gia nhập của họ tới Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ hay không.

Theo lưu ý của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, cả Phần Lan và Thụy Điển sẽ vẫn có thể tham gia vào công việc của liên minh quân sự này với tư cách "những người được mời” cho đến khi tất cả các quốc gia thành viên phê chuẩn nghị định thư gia nhập. 

Tuy nhiên, chỉ sau khi quá trình phê chuẩn hoàn tất, hai nước Bắc Âu mới có thể được đảm bảo an ninh theo điều khoản phòng vệ tập thể của NATO, trong đó quy định cuộc tấn công vào một thành viên của liên minh là cuộc tấn công chống lại tất cả.
(Theo VTC)

Các tin khác
Cựu Thủ tướng Abe Shinzo là nhà lãnh đạo tại nhiệm lâu nhất trong lịch sử đất nước mặt trời mọc.

Ngày 8/7, nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã gửi điện chia buồn sâu sắc với gia đình cựu Thủ tướng Abe Shinzo và người dân Nhật Bản ngay sau khi ông qua đời do bị tấn công vào sáng cùng ngày.

Hiện trường vụ tai nạn.

Vụ tai nạn xảy ra trên đường cao tốc Mombasa-Nairobi ở hạt Kwale, phía Nam Kenya khi một xe buýt tư nhân cỡ nhỏ va chạm với một xe đầu kéo khiến 20 người thiệt mạng.

Bệnh viện Đại học Y Nara, nơi cấp cứu cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo sau vụ ám sát.

Chiều 8/7, Nội các Nhật Bản đã nhóm họp khẩn cấp để bàn biện pháp ứng phó sau vụ tấn công cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo vào trưa cùng ngày ở tỉnh Nara.

Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo.

Đài NHK đưa tin, cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo đã qua đời ở tuổi 67 sau khi bị bắn vào sáng nay (8/7).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục