Nga - Ukraine ký kết thỏa thuận nối lại xuất khẩu ngũ cốc: "Xoa dịu'' cuộc khủng hoảng lương thực

  • Cập nhật: Chủ nhật, 24/7/2022 | 8:09:42 AM

Nga và Ukraine vừa ký một thỏa thuận do Liên hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn để nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc cho thị trường quốc tế qua biển Đen. Sự kiện này làm dấy lên hy vọng sẽ "xoa dịu" cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang ngày càng trầm trọng.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (bên phải, hàng ngồi) và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres làm trung gian cho lễ ký kết thỏa thuận tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 22-7.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (bên phải, hàng ngồi) và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres làm trung gian cho lễ ký kết thỏa thuận tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 22-7.

Thỏa thuận sẽ được thực hiện trong vài tuần tới đã được ký kết tối 22-7 (giờ Việt Nam) tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ với sự tham dự của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, những người đóng vai trò quan trọng trong quá trình đàm phán dẫn đến sự kiện này. Phát biểu sau khi thỏa thuận được ký kết, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres gọi đây là "một tia sáng hy vọng” cho hàng triệu người đang gặp nạn đói, những người đã phải đối mặt với sự gia tăng lớn về chi phí thực phẩm.

Trong 6 tháng qua, giá lương thực đã tăng 187% ở Sudan, 86% ở Syria, 60% ở Yemen và 54% ở Ethiopia. Liên hợp quốc hy vọng thỏa thuận sẽ được thực thi đầy đủ nhằm khôi phục lượng ngũ cốc xuất khẩu về mức trước khi xảy ra xung đột là 5 triệu tấn/ tháng. Theo CNBC, văn kiện này có ý nghĩa quan trọng đối với nguồn cung cấp lương thực toàn cầu, đồng thời cũng là thỏa thuận lớn đầu tiên giữa Mátxcơva và Kiev kể từ khi hai bên xảy ra cuộc xung đột vào cuối tháng 2 vừa qua.

Nga và Ukraine là những nhà cung cấp ngũ cốc hàng đầu thế giới. Tuy nhiên cùng với dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu, cuộc xung đột tại Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Nga đang làm gián đoạn nguồn cung ngũ cốc, khiến giá lương thực toàn cầu tăng vọt và có nguy cơ đẩy hàng triệu người ở những quốc gia nghèo nhất trên thế giới rơi vào cảnh đói ăn. Giá các mặt hàng quan trọng như lúa mì và lúa mạch đã tăng vọt do cuộc xung đột đã kéo dài gần 5 tháng. Nguồn cung ngũ cốc từ Ukraine thấp và giá lương thực cao là tin xấu đối với các nước châu Phi và Trung Đông vốn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu lương thực từ quốc gia này. Một thỏa thuận cho phép Ukraine tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc là cần thiết.

Mùa thu hoạch ở Ukraine bắt đầu vào tháng 7, nhưng các cơ sở lưu trữ vẫn chứa đầy ngũ cốc của mùa vụ năm ngoái. Hiện vẫn còn đến 25 triệu tấn lúa mì và ngũ cốc đang bị mắc kẹt tại các cảng ở Ukraine, trong khi quốc gia này dự kiến sẽ thu được 60 triệu tấn nữa vào mùa vụ năm nay. Nếu không xuất khẩu được số ngũ cốc tồn đọng, Ukraine có nguy cơ bị thiếu kho chứa để bảo quản.

Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solsky mới đây cảnh báo, nông dân sẽ trồng lúa mì ít hơn trong năm nay trừ khi có nguồn tiêu thụ. Việc cắt giảm như vậy sẽ đe dọa sản lượng lương thực toàn cầu trong tương lai. Các chuyên gia an ninh lương thực lo ngại rằng vụ thu hoạch thất bại ở Ukraine vào năm tới có thể biến cuộc khủng hoảng giá lương thực hiện nay thành cuộc khủng hoảng cung cấp lương thực ở các nước có thu nhập thấp hơn.

Liên minh châu Âu (EU) ngay lập tức hoan nghênh các thỏa thuận trên. Giám đốc chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cho biết: "Đây là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực khắc phục tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu”.

Việc Nga, Ukraine không thể xuất khẩu ngũ cốc gây nguy hiểm cho nguồn cung cấp lương thực của nhiều quốc gia đang phát triển và có thể làm trầm trọng thêm nạn đói đối với 181 triệu người. Thế nên, việc nối lại xuất khẩu ngũ cốc và phân bón từ hai trong số các nhà xuất khẩu lớn của thế giới là rất quan trọng. Bên cạnh đó, các tổ chức quốc tế như: Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB), Chương trình Lương thực thế giới (WFP)… đều kêu gọi chính phủ nhiều quốc gia cần phải có những cải cách lâu dài hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Các ban đỏ nổi trên tay một bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ.

Ngày 23-7, tờ New York Times đưa tin, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Adhanom Ghebreyesus đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan được lai dắt vào cảng Changi ngày 22-7.

USS Ronald Reagan, một trong những tàu sân bay lớn nhất của Mỹ và chạy bằng năng lượng hạt nhân, đã ghé cảng Changi của Singapore ngày 22-7. Đây là lần đầu tiên một hàng không mẫu hạm Mỹ đến Singapore kể từ năm 2019.

Thu hoạch lúa mỳ trên cánh đồng ở Izmail, vùng Odessa, Ukraine.

Thỏa thuận giữa Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc về việc nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc cho các thị trường quốc tế qua Biển Đen đã được ký tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngày 21/7, Uỷ ban Khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhóm họp lần thứ 2 trong nhiều tuần để xem xét việc có nên công bố đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ là khủng hoảng toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục