Hàn Quốc, Trung Quốc mâu thuẫn về hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD

  • Cập nhật: Thứ năm, 11/8/2022 | 2:20:07 PM

Văn phòng tổng thống Hàn Quốc vừa nhấn mạnh hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ được triển khai tại Hàn Quốc là công cụ tự vệ, phản ứng lại lời kêu gọi của Trung Quốc về việc hạn chế sử dụng hệ thống này.

Hệ thống THAAD tại Seongju năm 2017.
Hệ thống THAAD tại Seongju năm 2017.

Vấn đề về việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD (tên đầy đủ là Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối) tại Hàn Quốc là chủ đề chính tại cuộc gặp giữa ngoại trưởng Hàn Quốc và Trung Quốc tại thành phố Thanh Đảo (Trung Quốc) ngày 9.8, theo Yonhap.

Trong cuộc họp báo sau đó một ngày, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói rằng Hàn Quốc đã đồng ý hạn chế sử dụng hệ thống THAAD đã được triển khai tại thành phố Seongju theo nguyên tắc "3 không” và "1 giới hạn" mà Seoul cam kết.

Theo ông Uông, Hàn Quốc cam kết không triển khai thêm THAAD trên lãnh thổ, không tham gia mạng lưới phòng thủ tên lửa của Mỹ và không tham gia liên minh quân sự 3 bên với Mỹ và Nhật Bản. "Một giới hạn” là hạn chế sử dụng hệ thống THAAD tại Seongju như đã nói ở trên.

Tuy nhiên, Hàn Quốc đã phủ nhận thông tin nói trên. Trong cuộc họp báo ngày 11.8, một quan chức văn phòng tổng thống Hàn Quốc nói với các phóng viên: "THAAD là công cụ phòng thủ mang tính chất tự vệ nhằm bảo vệ mạng sống và an toàn của nhân dân trước các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên. Hơn nữa, đây còn là vấn đề liên quan đến chủ quyền an ninh”.

Nguyên tắc "3 không, 1 giới hạn” là cách tiếp cận của chính quyền cựu Tổng thống Moon Jae In và chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol được cho là không tiếp tục duy trì.

Trở về Seoul sau chuyến thăm Trung Quốc, Ngoại trưởng Park Jin cho biết ông đã làm rõ trong cuộc đối thoại với Ngoại trưởng Vương Nghị rằng nguyên tắc đó "không phải là thỏa thuận chính thức với Trung Quốc hay là một lời hứa".

Ông Park nhấn mạnh rằng vấn đề THAAD sẽ còn là vật cản trong mối quan hệ song phương nếu Trung Quốc tiếp tục nêu vấn đề này lên.

Việc triển khai hệ thống THAAD là nguồn cơn gây căng thẳng giữa hai nước trong nhiều năm qua khi Trung Quốc cho rằng việc đó gây tổn hại lợi ích an ninh chiến lược của nước này. Theo Reuters, Bắc Kinh lo ngại các radar của THAAD có tầm ảnh hưởng đến không phận Trung Quốc. Sau khi Hàn Quốc công bố việc triển khai vào năm 2016, Trung Quốc đã đưa ra nhiều biện pháp đáp trả về thương mại, du lịch và văn hóa.

(Theo TNO)

Các tin khác
Binh sĩ Nga canh gác bên ngoài nhà máy Zaporozhye.

“Chúng tôi yêu cầu Nga ngay lập tức trao lại toàn quyền kiểm soát nhà máy Zaporozhye cho chủ sở hữu hợp pháp là chính quyền Ukraine”, trích tuyên bố được đưa ra hôm 10/8 bởi các Ngoại trưởng Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Anh và Mỹ.

Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi.

Thủ tướng Iraq, ông Mustafa al-Kadhemi ngày 10/8 đã tham dự lễ khởi công tái thiết sân bay quốc tế Mosul, 5 năm sau cuộc chiến đẩy tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng ra khỏi thành phố này.

Ảnh minh hoạ.

Lệnh cấm hoàn toàn của Liên minh châu Âu (EU) đối với than nhập khẩu từ Nga bắt đầu có hiệu lực từ đêm 10/8, vào thời điểm khối đang vật lộn với chi phí năng lượng tăng vọt sau khi xung đột tại Ukraine diễn ra.

Nga đã triệu tập một phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để thảo luận về tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye của Ukraine, vốn là mục tiêu thường xuyên của các cuộc pháo kích.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục