Bỏ phiếu công khai hay kín: "Cuộc chiến nghị quyết" tại Liên Hiệp Quốc

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/10/2022 | 7:37:54 AM

Với 107 phiếu thuận, 13 phiếu chống, 39 phiếu trắng và một số nước như Nga, Trung Quốc... không bỏ phiếu, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã quyết định sẽ bỏ phiếu công khai với dự thảo nghị quyết lên án Nga sáp nhập bốn khu vực của Ukraine.

Đại sứ Nga Vasily Nebenzia phát biểu trước Đại hội đồng LHQ ở Mỹ ngày 10-10, với rất nhiều ghế trống
Đại sứ Nga Vasily Nebenzia phát biểu trước Đại hội đồng LHQ ở Mỹ ngày 10-10, với rất nhiều ghế trống

Ngày 10-10, tình hình xung đột tại Ukraine nóng trên cả thực địa lẫn ngoại giao khi Đại hội đồng LHQ bác kiến nghị của Nga về việc bỏ phiếu kín và quyết định sẽ bỏ phiếu công khai dự thảo nghị quyết đã nêu. Theo Hãng tin Reuters, mặc dù sau đó Nga đã cố gắng thuyết phục Đại hội đồng LHQ thay đổi quyết định nhưng không thành công. Cuộc bỏ phiếu đáng chú ý này nhiều khả năng sẽ diễn ra trong ngày 12 hoặc 13-10.

Sẽ là khôn ngoan khi các bên ủng hộ của nghị quyết tập trung sự chú ý vào việc bảo vệ trụ cột cơ bản của Hiến chương LHQ, mà mọi thành viên của Đại hội đồng đã cam kết tôn trọng.

Tổ chức Crisis Group nêu quan điểm.

Chia rẽ hay đoàn kết

Dự thảo nghị quyết do Liên minh châu Âu dẫn đầu đề xuất được đưa ra bỏ phiếu công khai sẽ bao gồm nội dung yêu cầu Nga "hủy bỏ ngay lập tức và vô điều kiện" việc sáp nhập các vùng lãnh thổ của Ukraine, bao gồm: Donetsk, Lugansk, Zaporizhzhia và Kherson, đồng thời kêu gọi tất cả các nước không công nhận các khu vực này. Dự thảo cũng sẽ đòi Matxcơva rút quân ngay lập tức, hoàn toàn và vô điều kiện khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine, theo Hãng tin AP.

Tại cuộc tranh luận về việc bỏ phiếu nghị quyết của Đại hội đồng LHQ, Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia chỉ trích đây là động thái một chiều nhằm chống Nga. "Chủ nghĩa yếm thế, đối đầu và phân cực nguy hiểm ngày nay là điều chúng ta chưa từng thấy trong lịch sử LHQ", ông Nebenzia nói.

Ông Nebenzia cũng nhắc lại lập luận của Nga rằng các cuộc trưng cầu ý dân về việc sáp nhập là hợp lệ và Matxcơva đang bảo vệ người dân tại những khu vực đó. Ông Nebenzia cho rằng việc phương Tây vận động hành lang sẽ khiến "việc thể hiện quan điểm công khai (của các nước thành viên) gặp khó khăn".

Nhưng Mỹ và phương Tây tiếp tục gây sức ép lên LHQ về hành động "không thể chấp nhận được" của Nga. "Đây là lúc để cất tiếng nói ủng hộ Ukraine, đây không phải lúc để bỏ phiếu trắng, nói những lời xoa dịu hoặc những lời ngụy biện dưới danh nghĩa tuyên bố trung lập. Các nguyên tắc cốt lõi của Hiến chương LHQ đang bị đe dọa", Hãng tin Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói ngày 10-10.

Cuộc chiến nghị quyết

Đại hội đồng LHQ không cho phép phủ quyết, nhưng các nghị quyết của cơ quan này lại không có tính ràng buộc về mặt pháp lý như của Hội đồng Bảo an LHQ. Trong bảy tháng kể từ khi xung đột nổ ra tại Ukraine, Đại hội đồng LHQ đã bỏ phiếu yêu cầu Nga ngừng các cuộc tấn công, chỉ trích Matxcơva về cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Ukraine và đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Bế tắc cũng nằm tại Hội đồng Bảo an LHQ, nơi Nga là một trong số năm thành viên thường trực có quyền phủ quyết. Hồi đầu tháng này, Nga đã phủ quyết một nghị quyết tương tự của Hội đồng Bảo an nhằm lên án các vụ sáp nhập. Các diễn biến gần đây cho thấy tình hình có thể đi vào lối mòn của năm 2014 khi Nga bác bỏ nghị quyết của Hội đồng Bảo an lên án việc nước này sáp nhập bán đảo Crimea.

Mỹ và phương Tây hy vọng đa số các thành viên của LHQ sẽ ủng hộ dự thảo nghị quyết lần này. Nhưng để làm được điều đó, họ cần lựa chọn kỹ thông điệp trong bối cảnh nhiều nước đang ngần ngại phản đối Nga thêm nữa khi mà cuộc xung đột kéo dài đã gây ra khủng hoảng về lương thực và nhiên liệu.

"Nếu Ukraine, Mỹ và các nước châu Âu có thể nhấn mạnh rằng cuộc bỏ phiếu này chỉ tập trung vào việc bảo vệ các nguyên tắc của Hiến chương LHQ về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thì nhiều thành viên sẽ cảm thấy nó phục vụ lợi ích của họ khi tham gia (ủng hộ)", Tổ chức Crisis Group bình luận.

Chiến sự tiếp tục leo thang

"Báo động. Trong ngày sẽ có khả năng xảy ra các vụ tấn công tên lửa trên lãnh thổ Ukraine", cơ quan khẩn cấp của Kiev phát cảnh báo đến người dân trên kênh Telegram ngày 11-10. Các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết nhiều khu vực ở nước này tiếp tục bị tấn công bằng tên lửa cùng ngày.

"Các cuộc không kích có thể đã vi phạm các nguyên tắc về hành xử thù địch theo luật nhân đạo quốc tế", Ravina Shamdasani, người phát ngôn Văn phòng Cao ủy LHQ về nhân quyền, nói. Trước đó, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cũng lên tiếng về "sự leo thang không thể chấp nhận được" tại Ukraine.

Nhưng tình hình có thể còn tiếp tục leo thang trong những ngày tới. Ngày 11-10, Tổng thống Aleksandr G. Lukashenko của Belarus cho biết một lượng lớn binh lính Nga sẽ trở lại nước này, tương tự như trong giai đoạn Nga dồn quân về biên giới Ukraine trước khi cuộc xung đột nổ ra ngày 24-2.

(Theo TTO)

Các tin khác
Lính cứu hỏa Ukraine tại hiện trường các tòa nhà bị phá hủy do không kích ở thành phố Zaporizhzhia ngày 10/10.

Cơ quan khẩn cấp Ukraine phát cảnh báo trên toàn bộ đất nước rằng Nga có thể tiếp tục tập kích tên lửa, một ngày sau đợt tấn công lớn của Moskva.

Công nhân lắp điện mặt trời trên mái nhà tại California (Mỹ).

Giá điện tăng, thời tiết khắc nghiệt khiến các hộ gia đình Mỹ tăng lắp đặt điện mặt trời áp mái để giảm phụ thuộc.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ Paul Gosar cho rằng Mỹ không hành động vì lợi ích quốc gia trong cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine hiện nay.

Người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 xếp hàng chờ nhận lương thực cứu trợ ở ngoại ô thủ đô Lima, Peru ngày 28/5/2020. Ảnh tư liệu:

Theo Oxfarm, đại dịch COVID-19 bùng phát và các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội và sức khỏe xảy ra sau đó đã làm gia tăng tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng. Sau đại dịch có hơn một nửa số quốc gia cắt giảm chi trả bảo trợ xã hội và 70% cắt giảm chi tiêu giáo dục.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục