Dù đã 97 tuổi, cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad sẽ chạy đua vào quốc hội trong cuộc tổng tuyển cử sắp tới, nhưng chưa rõ liệu ông có thể trở thành thủ tướng nhiệm kỳ 3 hay không.
|
Cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad
|
Đầu năm nay, ông Mahathir phải nhập viện vì bệnh tim. Ông được xuất viện từ tháng trước, sau khi điều trị COVID-19. Ngày 11/10, ông cho biết sẽ bảo vệ chiếc ghế đại diện cho Langkawi, một điểm du lịch được yêu thích.
Tuy nhiên, ông nói rằng liên minh mà ông đại diện - Gerakan Tanah Air (GTA) hay Phong trào Quê hương – vẫn chưa quyết định liệu ông có trở thành thủ tướng hay không nếu chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11 tới.
"Chúng tôi đã đưa ra quyết định. Tại Langkawi, ứng viên sẽ là TS Mahathir Mohamad, nhưng không phải ứng viên cho vị trí thủ tướng tương lai, mà chỉ là ứng viên nghị sĩ”, ông nói tại một cuộc họp báo.
"Chúng tôi vẫn chưa quyết định ai sẽ trở thành thủ tướng vì ứng viên thủ tướng chỉ phù hợp nếu chúng tôi chiến thắng”, ông cho biết.
Ông Mahathir từng hai lần làm thủ tướng. Nhiệm kỳ đầu của ông kéo dài 22 năm, cho đến năm 2002. Năm 2018, ông chấm dứt giai đoạn nghỉ hưu để dẫn dắt Liên minh Hy vọng Pakatan Harapan giành chiến thắng và trở lại nắm quyền ở tuổi 92.
Chiến thắng đó đẩy ông Najib Razak khỏi ghế thủ tướng. Ông Mahathir khi đó nói rằng ông buộc phải tái xuất sau khi ông Najib dính vào bê bối tài chính tỷ đô liên quan đến quỹ đầu tư 1MDB.
Ông Najib bị kết án 12 năm tù vì tội lạm dụng quyền lực và các tội danh khác liên quan đến bê bối, nhưng vẫn là một thế lực chính trị mạnh và có tin đồn rằng ông sẽ được hoàng gia ân xá.
Ông Mahathir cảnh báo rằng ông Najib có thể được tự do nếu đảng UMNO chiến thắng trong cuộc bầu cử tới.
Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob hiện tại là người của UMNO. Tuần trước, ông Yaakob giải tán quốc hội, mở đường cho việc tổ chức bầu cử sớm. Ngày bầu cử chưa được quyết định.
(Theo TPO)
Truyền thông Nga cho biết, cơ quan an ninh nước này đã bắt giữ 8 nghi can có liên quan tới vụ đánh bom cầu Crưm dẫn qua Eo biển Kerch hôm 8/10.
NATO tuyên bố cung cấp sự hỗ trợ "chưa từng có tiền lệ" cho Ukraine, bất chấp cảnh báo của Nga về việc liên minh quân sự này có thể trở thành một bên xung đột.
Ngoại trưởng Mỹ đã công bố chính sách hạn chế thị thực mới đối với các thành viên hiện tại hoặc trước đây của Taliban và những người khác có liên quan đến việc bạc đãi phụ nữ và trẻ em gái.
Bà Suu Kyi đã bị kết án 6 năm tù do dính líu đến hai vụ tham nhũng, trong đó bà bị cáo buộc nhận hối lộ 550.000 USD từ doanh nhân Maung Weik.