Trung Quốc không chấp nhận đề nghị của Mỹ về điện đàm giữa 2 Bộ trưởng Quốc phòng

  • Cập nhật: Thứ năm, 9/2/2023 | 9:01:00 PM

Theo Bắc Kinh, cách hành xử của Washington là “vô trách nhiệm và sai lầm nghiêm trọng”, do vậy “Trung Quốc không chấp nhận đề nghị của phía Mỹ về cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước”.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đàm Khắc Phi.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đàm Khắc Phi.

Trong tuyên bố mới nhất đưa ra chiều nay (9/2), Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết đã "không chấp nhận” đề nghị của phía Mỹ về cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước vì cách làm "sai lầm nghiêm trọng” của Washington.

Trong một tuyên bố đăng trên tài khoản WeChat chính thức của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, người phát ngôn bộ này - ông Đàm Khắc Phi cho biết, mới đây, phía Mỹ đã đề nghị tiến hành một cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước để trao đổi về sự cố khí cầu.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho rằng, "việc Mỹ khăng khăng sử dụng vũ lực tấn công tàu bay không người lái dân sự của Trung Quốc là vi phạm nghiêm trọng thông lệ quốc tế và tạo ra tiền lệ xấu”.

Theo Bắc Kinh, cách hành xử của Washington là "vô trách nhiệm và sai lầm nghiêm trọng”, "chưa tạo được bầu không khí đối thoại, trao đổi cần có” giữa quân đội hai bên, do vậy "Trung Quốc không chấp nhận đề nghị của phía Mỹ về cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Quốc phòng hai nước”.

Ông Đàm Khắc Phi tái khẳng định, Trung Quốc bảo lưu quyền sử dụng các biện pháp cần thiết để xử lý các tình huống tương tự.

Cũng trong chiều 9/2, phản ứng trước tuyên bố của Mỹ cho rằng Trung Quốc sử dụng khinh khí cầu do thám ở khắp 5 châu, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nhấn mạnh: "Việc Mỹ phản ứng thái quá và lạm dụng vũ lực bất chấp những lời giải thích và liên lạc nhiều lần của Trung Quốc là vô trách nhiệm. Mỹ tuyên bố khí cầu này là một phần của cái gọi là "phi đội bay", tôi không hiểu. Tôi nghĩ, đó có thể là một phần trong cuộc chiến thông tin và dư luận của Mỹ nhằm vào Trung Quốc".

Bà không cung cấp thêm thông tin về các thiết bị trên khinh khí cầu, nhưng trước việc chính phủ Nhật Bản trao đổi thông tin với Mỹ về khí cầu của Trung Quốc, người phát ngôn đã yêu cầu Tokyo giữ quan điểm khách quan và công bằng, thay vì "chạy theo Mỹ thổi phồng” vấn đề.

Những ngày gần đây, vấn đề sở hữu các mảnh vỡ khinh khí cầu Trung Quốc sau khi bị Mỹ bắn hạ đang trở thành tâm điểm đối đầu mới giữa hai nước.

Trong khi người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết, sẽ không trả lại Trung Quốc mảnh vỡ được trục vớt, thì phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh đáp trả "khinh khí cầu này không phải của Mỹ, mà thuộc về Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên quyết bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của mình”.

(Theo VOV)

Các tin khác
Em bé hiện đang được chăm sóc tại bệnh viện ở thị trấn Afrin (Syria). Ảnh: AFP

Một trẻ sơ sinh còn nguyên dây rốn dính với người mẹ đã chết vừa được cứu sống thần kỳ từ đống đổ nát sau trận động đất kinh hoàng ở Syria. Đứa bé là thành viên duy nhất còn sống sót trong gia đình của em.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đọc Thông điệp Liên bang trước quốc hội ngày 7/2.

Tổng thống Joe Biden phát biểu trước quốc hội, cam kết bảo vệ lợi ích của Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc, cũng như đề cập đến các vấn đề kinh tế, cải cách cảnh sát, Ukraine.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un (phải) cùng phu nhân Ri Sol-ju và con gái chụp ảnh cùng các quan chức cấp cao quân đội.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã ca ngợi "sức mạnh vô hạn" của quân đội khi ông cùng con gái đến thăm các binh sĩ nhân dịp kỷ niệm 75 năm thành lập lực lượng vũ trang nước này.

Về tình hình bà con người Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, Đại sứ Đỗ Sơn Hải cũng cho biết công tác bảo hộ công dân đang diễn ra hết sức khẩn trương.

Thông tin quốc tế thu hút sự quan tâm lớn nhất từ hôm qua đến nay chính là thảm họa động đất xảy ra tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria cướp đi sinh mạng hơn 4.300 người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục