Nhà lãnh đạo Kim Jong-un kêu gọi tăng cường khả năng răn đe chiến tranh để đối phó với các hành động gây hấn của Mỹ và Hàn Quốc.
|
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
|
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngày 10/4 đã tham dự cuộc họp mở rộng của Quân ủy Trung ương. Ông Kim Jong-un đã kêu gọi nỗ lực nhằm tăng cường khả năng răn đe chiến tranh của Triều Tiên để "đối phó với các động thái leo thang của Mỹ và Hàn Quốc nhằm phát động một cuộc chiến tranh xâm lược".
Ông Kim Jong-un đã ra lệnh tăng cường hơn nữa khả năng răn đe chiến tranh của Triều Tiên với "tốc độ ngày càng tăng" và theo cách "thực tế và quyết liệt hơn".
Cuộc họp "đã thảo luận về các vấn đề thực tế và các biện pháp để chuẩn bị các đề xuất hành động quân sự khác nhau mà đối phương không có phương tiện và cách thức phản công nào".
Triều Tiên đã phản ứng gay gắt trước một loạt cuộc tập trận chung gần đây của các đồng minh Mỹ - Hàn. Bắc Kinh cáo buộc động thái này nhằm chuẩn bị cho "một cuộc chiến tranh tổng lực" và buộc Bình Nhưỡng phải xem xét các "hành động thực tế mạnh mẽ", bao gồm các biện pháp quân sự.
Các lực lượng Hàn Quốc và Mỹ đã tiến hành các cuộc tập trận thường niên từ tháng 3, bao gồm các cuộc tập trận trên không và trên biển với sự tham gia của tàu sân bay và máy bay ném bom B-1B và B-52 của Mỹ, cũng như cuộc tập trận đổ bộ quy mô lớn đầu tiên của hai nước sau 5 năm.
Triều Tiên cũng thực hiện nhiều hoạt động quân sự trong những tuần gần đây, công bố đầu đạn hạt nhân mới với kích thước thu nhỏ, thử nghiệm thiết bị không người lái tấn công dưới nước có khả năng mang đầu đạn hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tầm bắn bao trùm lục địa Mỹ.
(Theo Dân Trí)
Một vụ xả súng hàng loạt sáng ngày 10/4 ở bang Kentucky, Mỹ, đã khiến 5 người chết và ít nhất 6 người nhập viện. Kẻ gây án đã bị cảnh sát bắn hạ.
Iran sẽ lắp đặt hệ thống camera ở nơi công cộng để giám sát và xử phạt những phụ nữ vi phạm quy định về trang phục Hồi giáo ở nước này.
Các nhà xuất khẩu ngũ cốc Nga đang bị ảnh hưởng bởi những biện pháp trừng phạt gián tiếp từ các nước phương Tây, từ đó ảnh hưởng tới nguồn cung lương thực trên toàn cầu.
Một quan chức tư pháp Tunisia cho biết, ít nhất 20 người di cư châu Phi đã mất tích sau khi thuyền của họ bị chìm ngoài khơi nước này, trên đường vượt Địa Trung Hải để đến Italy.