Theo các điều khoản trong luật mới được thông qua, người nhập cư trái phép khi bị bắt sẽ bị buộc phải quay trở lại theo quyết định của người phụ trách đồn biên phòng mà không được kháng cáo.
|
Người nhập cư trái phép tại một trại tị nạn cách thủ đô Vilnius của Litva 38km về phía Nam.
|
Quốc hội Litva ngày 25/4 thông qua luật cho phép lực lượng biên phòng không tiếp nhận những người tìm cách vượt biên trái phép vào nước này.
Văn bản luật này được thông qua trong bối cảnh Litva cùng Ba Lan và Latvia đều ghi nhận số người nhập cư gia tăng đột biến kể từ năm 2021 khi làn sóng người di cư từ các nước như Iraq và Afghanistan tìm cách vượt biên sang các nước này qua cửa khẩu Belarus gia tăng.
Theo các điều khoản trong luật mới được thông qua, người di cư phi pháp một khi bị bắt sẽ bị buộc phải quay trở lại theo quyết định của người phụ trách đồn biên phòng đó mà không được kháng cáo.
Trên thực tế, lực lượng biên phòng Litva đã từ chối tiếp nhận người nhập cư trái phép từ tháng 8/2021 nhưng đến nay điều này mới được đưa vào luật.
Litva cũng đã dựng hàng rào cao 4m dọc theo 550km đường biên giới dài 690km với Belarus
Luật pháp quốc tế quy định người di cư có quyền xin tị nạn và cấm việc đưa người di cư trở lại nơi tính mạng và sự sống có thể bị đe dọa nguy hiểm.
Tuy nhiên, phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Nội vụ Litva Agne Bilotaite khẳng định trong bối cảnh địa chính trị hiện nay, Litva phải tự bảo vệ mình khi không có giải pháp thay thế.
Theo một người phát ngôn của lực lượng biên phòng Litva, từ đầu năm 2023 đến nay, có gần 900 người di cư xâm nhập qua hàng rào này, song không được tiếp nhận và buộc phải quay đầu trở lại.
Phản ứng trước hành động của Litva, Ủy viên phụ trách vấn đề nhân quyền của Hội đồng châu Âu, bà Dunja Mijatovic cho biết quy định luật này có thể khiến nhiều người cần được bảo vệ bị từ chối tị nạn.
Ngoài ra, còn có ý kiến cho rằng luật này sẽ khuyến khích các mạng lưới tội phạm hoạt động mạnh để đưa người vượt biên trái phép.
(Theo Vietnam+)
Ngày 25/4, các quốc gia tiếp tục gấp rút sơ tán các nhà ngoại giao và công dân của họ khỏi Sudan trong bối cảnh tiếp tục xảy ra xung đột giữa quân đội và Lực lượng hỗ trợ nhanh. Các hoạt động diễn ra khi lệnh ngừng bắn kéo dài 72 giờ vừa được thống nhất vào thứ Hai.
Ngày 25/4, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ ít nhất 110 nhà hoạt động, nhà báo và luật sư ủng hộ người Kurd.
Chính phủ Nhật Bản đang xem xét nới lỏng điều kiện cấp thị thực lao động dài hạn cho người nước ngoài có tay nghề cao. Cụ thể là mở rộng cấp thị thực cho người lao động thuộc 12 lĩnh vực, thay vì 3 lĩnh vực như hiện nay. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản đang nỗ lực giải "bài toán" dân số già và tình trạng thiếu lao động ngày càng gia tăng trong nhiều lĩnh vực.
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã đề xuất với Tổng thống Nga Vladimir Putin một “phương án nhằm cải thiện, mở rộng” thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc Ukraine an toàn ở Biển Đen.