EU phê duyệt bộ quy tắc toàn diện về tiền điện tử đầu tiên trên thế giới

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/5/2023 | 3:31:32 PM

EU đã phê duyệt bộ quy tắc toàn diện đầu tiên trên thế giới để điều chỉnh các loại tiền điện tử, gây áp lực lên các quốc gia như Anh và Mỹ phải nhanh chóng bắt kịp.

Đồng tiền điện tử Bitcoin.
Đồng tiền điện tử Bitcoin.

Trong một cuộc họp tại Brussels (Bỉ) ngày 16/5, các Bộ trưởng Tài chính Liên minh châu Âu (EU) đã phê duyệt bộ quy tắc toàn diện đầu tiên trên thế giới để điều chỉnh các loại tiền điện tử, gây áp lực lên các quốc gia như Anh và Mỹ phải nhanh chóng bắt kịp.

Những quy tắc trên được EU bàn thảo với Nghị viện châu Âu, cơ quan đã phê duyệt chúng vào tháng Tư. Các quy tắc dự kiến sẽ được triển khai từ năm 2024.

Theo quy tắc, bất cứ công ty nào muốn phát hành, giao dịch, bảo lãnh tiền điện tử, các loại hình tài sản được mã hóa và stablecoin (loại tiền điện tử được "neo” theo một loại tài sản truyền thống như vàng hay đồng USD) trong khối 27 quốc gia phải có giấy phép.

Các Bộ trưởng đã đưa ra những biện pháp giúp truy vết các giao dịch tiền điện tử dễ dàng hơn nhằm chống trốn thuế và rửa tiền. Từ tháng 1/2026, các nhà cung cấp dịch vụ phải đưa ra tên người gửi và người thụ hưởng các tài sản tiền điện tử, bất kể số tiền được chuyển là bao nhiêu.

Ngoài ra, các Bộ trưởng còn thông qua thỏa thuận sửa đổi các quy tắc hợp tác giữa các quốc gia EU trong lĩnh vực thu thuế để bao gồm giám sát cả những giao dịch bằng tiền điện tử. Các nước cũng sẽ trao đổi thông tin về các phán quyết thuế xác định trước cho những cá nhân giàu có nhất.

Việc điều chỉnh thị trường tiền điện tử đã trở nên cấp bách hơn đối với các cơ quan quản lý sau sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX vào cuối năm 2022.

Bà Elisabeth Svantesson, Bộ trưởng Tài chính Thụy Điển - nước đang giữ chức Chủ tịch EU năm nay - cho biết các sự kiện gần đây đã củng cố nhu cầu cấp thiết phải áp đặt các quy tắc đối với thị trường tiền điện tử. Mục tiêu là tăng cường bảo vệ những người châu Âu đã đầu tư vào loại hình tài sản này, đồng thời ngăn chặn tội phạm lạm dụng tiền điện tử cho mục đích rửa tiền và tài trợ cho khủng bố.

Các công ty tiền điện tử cũng bày tỏ họ muốn có sự chắc chắn về quy định từ giới hữu trách, khiến nhiều quốc gia khác phải chịu áp lực "học tập” các quy tắc của EU. Các cơ quan quản lý cũng chịu sức ép đưa ra các tiêu chuẩn toàn cầu cho hoạt động giao dịch tiền và tài sản điện tử xuyên biên giới.

Vương quốc Anh đã vạch ra một cách tiếp cận theo từng giai đoạn, bắt đầu với stablecoin rồi mở rộng ra các loại tiền điện tử không được hỗ trợ bởi tài sản truyền thống. Song nước này chưa đưa ra thời gian biểu chắc chắn.

Về phía Mỹ, giới chức nước này tập trung vào việc sử dụng các quy tắc chứng khoán hiện hành để áp dụng cho lĩnh vực này. Giới chức Mỹ vẫn chưa quyết định có nên đưa ra các quy tắc mới riêng biệt cho tài sản điện tử hay không và bên nào sẽ áp dụng chúng.

(Theo BNEWS)

Các tin khác
Tàu thuyền trên khu vực vịnh Zolotoi Rog, thành phố Vladivostok, Nga, tháng 2/2019.

Tổng cục Hải quan Trung Quốc mới đây cho biết, nước này sẽ đưa thêm cảng Vladivostok của Nga vào danh sách cảng trung chuyển để vận chuyển hàng hóa thương mại nội địa xuyên biên giới.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Theo hãng thông tấn Interfax.ru (Nga), Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 15/5 đã ký sắc lệnh về Chính sách Di cư sửa đổi của Nga cho giai đoạn 2019-2025.

Ảnh minh họa

Ngày 16/5, Cuba đã công bố các biện pháp giảm bớt những hạn chế đối với công dân nước này khi di cư và sống ở nước ngoài.

Ảnh minh họa

Ngày 16/5, trong báo cáo vừa được công bố, trước khi cuộc họp khối Schengen được tổ chức vào 8 tháng 6 tới về vấn đề mở rộng Schengen, Ủy ban EU đã thúc giục Hội đồng Schengen cho phép Romania và Bulgaria trở thành thành viên đầy đủ của Khu vực Schengen vào năm 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục