Nga sẽ khởi động lò phản ứng điện hạt nhân ở Ấn Độ trong năm nay

  • Cập nhật: Thứ sáu, 2/2/2024 | 8:50:39 AM

Tập đoàn năng lượng nguyên tử nhà nước Nga Rosatom có kế hoạch vận hành tổ máy thứ ba tại nhà máy điện hạt nhân Kudankulam của Ấn Độ trong năm nay.

Giám đốc điều hành của Rosatom, Aleksey Likhachev, tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn cuối tuần với kênh truyền hình Rossiya-24.

Nằm ở bang miền Nam Tamil Nadu, Kudankulam là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Ấn Độ. Khi hoàn thành, nhà máy này sẽ bao gồm 6 tổ máy điện do Nga thiết kế. Hai tổ máy đầu tiên đã đi vào hoạt động, trong khi bốn tổ máy còn lại dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027. Tất cả các tổ máy sẽ có công suất 1.000 MW, nâng tổng công suất lên 6.000 MW.

Những cuộc thử nghiệm trên các hệ thống trọng điểm tại tổ máy thứ 3 đã được thực hiện thành công vào tháng 10/2023.

Nhà máy điện hạt nhân Kudankulam là một dự án chiến lược dài hạn mà hai nước đã thống nhất  thực hiện từ năm 1988 trước khi Liên Xô tan rã. Việc xây dựng nhà máy được bắt đầu vào năm 2002 và tổ máy đầu tiên được đưa vào hoạt động trong năm 2013.

Trong cuộc phỏng vấn, Giám đốc điều hành của Rosatom, ông Likhachev, tiết lộ rằng nhà máy điện hạt nhân Rooppur 2.400 MW ở Bangladesh, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của nước này, cũng sẽ được vận hành vào năm 2024.

Nga hiện cũng đang xây dựng hơn 20 tổ máy điện hạt nhân ở các quốc gia khác, bao gồm Hungary, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập.

(Theo VTV)

Các tin khác
Các áp phích tranh cử trước cuộc tổng tuyển cử ở Karachi, Pakistan ngày 1–2.

Cuộc tổng tuyển cử ở Pakistan sẽ diễn ra như dự kiến ​​vào ngày 8-2 tới bất chấp những thách thức về an ninh, Reuters ngày 1-2 dẫn nguồn tin từ Ủy ban bầu cử Pakistan cho biết, sau cuộc họp thảo luận về tình trạng bạo lực gia tăng trước cuộc bầu cử ở phía Tây đất nước.

Sau gần 2 năm xung đột, Ukraine cần nhiều khoản viện trợ từ EU và Mỹ.

Theo kế hoạch được hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) cuối năm 2023 đưa ra, ngày 1-2, lãnh đạo khối này tiếp tục nhóm họp để bàn thảo về gói viện trợ trị giá 50 tỷ euro (54 tỷ USD) dành cho Ukraine, vốn bị Hungary phủ quyết.

Tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing (đứng bên trái) phát biểu trong cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia Myanmar (NDSC) ở Naypyidaw, ngày 31-1

Chính quyền quân sự Myanmar gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm 6 tháng, trong bối cảnh quân nổi dậy liên tiếp giành thắng lợi.

Cơ sở hạ tầng tại Ukraine hư hại nghiêm trọng do xung đột. Ảnh tư liệu

Hiệp định ký kết với Ukraine sẽ cho phép các công ty xây dựng Thổ Nhĩ Kỳ tham gia tái thiết cơ sở hạ tầng của quốc gia Đông Âu thời kỳ hậu xung đột.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục