Đêm 26-2, trong cuộc biểu tình diễn ra tại Bỉ, nông dân đã đụng độ với cảnh sát khi các bộ trưởng nông nghiệp của Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp để tìm cách giải quyết những vấn đề liên quan tới chính sách phát triển xanh gây bức xúc thời gian qua.
|
Nông dân đốt lốp xe trong cuộc biểu tình.
|
Cảnh sát Brussels cho biết, 900 máy kéo đã vào thành phố, nhiều chiếc lao thẳng vào tòa nhà Hội đồng châu Âu nơi các bộ trưởng đang họp. Nhóm biểu tình cũng phun phân lỏng vào các sĩ quan an ninh và đốt cháy lốp xe buộc cảnh sát chống bạo động phải sử dụng vòi rồng để bảo vệ trụ sở EU.
Đây là cuộc biểu tình mới nhất của nông dân tại châu Âu trong thời gian qua. Làn sóng này đã lan rộng và ngày càng có quy mô lớn hơn khi các đảng chính trị tiến hành vận động bầu cử nghị viện châu Âu vào tháng 6 tới.
Đầu tháng 2, các nhà lãnh đạo EU đã từ bỏ một số điều khoản liên quan tới lệnh cấm sử dụng thuốc trừ sâu để nhượng bộ nông dân, vốn thuộc nhóm cử tri đông đảo.
Chủ tịch EU, hiện do Bỉ nắm giữ, thừa nhận rằng, mối lo ngại của nông dân bao gồm gánh nặng phải tuân thủ các chính sách môi trường, sự sụt giảm hỗ trợ từ hệ thống trợ cấp nông nghiệp của khối và tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Các bộ trưởng nông nghiệp EU đều đang thể hiện thái độ thông cảm và sẵn sàng lắng nghe. Ông David Clarinval, Bộ trưởng Nông nghiệp Bỉ cho biết: "Chúng tôi đã nghe những lời phàn nàn của nông dân. Chúng tôi có thể hiểu rằng, một số người đang ở trong hoàn cảnh khó khăn, nhưng sự gây hấn chưa bao giờ là giải pháp”.
Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp Marc Fesneau nói với báo chí rằng: "Cần phải gửi tín hiệu ngay lập tức để thông báo cho nông dân rằng, đang có sự thay đổi, không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong trung và dài hạn".
Bộ trưởng Nông nghiệp Ireland Charlie McConalogue cho biết, ưu tiên hàng đầu phải là cắt giảm quan liêu hành chính. Ông nói: "EU nên đảm bảo các chính sách đơn giản phù hợp để người nông dân có thể thực hiện”.
(Theo HNMO)
Việc bỏ phiếu sớm trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga 2024 đã bắt đầu diễn ra ở một số khu vực của nước này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26-2 đã ký sắc lệnh tổ chức lại cơ cấu quân đội nước này.
Với việc Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) thắng áp đảo cuộc bầu cử thượng viện, cựu Thủ tướng Hun Sen gần như chắc chắn sẽ làm lãnh đạo cơ quan này.
Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin tranh cử với tư cách ứng viên độc lập trong cuộc bầu cử diễn ra từ ngày 15 đến 17-3 tới