Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận đủ số phiếu đại biểu để nhận được đề cử đại diện đảng Dân chủ ra tranh cử tổng thống vào cuối năm nay.
|
Tổng thống Mỹ Joe Biden
|
Với chiến thắng trong bầu cử sơ bộ tại 6 bang hôm 12/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đến nay đã giành được 2.011 phiếu đại biểu, vượt con số 1.968 phiếu cần thiết để nhận được đề cử của đảng Dân chủ.
Kể từ đầu mùa bầu cử đến nay, ông Biden giành chiến thắng ở 19 trong tổng số 20 bang, có được 99% phiếu bầu đại biểu tại các bang này. Ông mới chỉ thua ở vùng lãnh thổ Samoa.
Ông Biden đã cán đích chỉ sau 38 ngày kể từ khi đảng Dân chủ bắt đầu mùa bầu cử sơ bộ. Tốc độ này thậm chí nhanh hơn so với thành tích mà người tiền nhiệm Donald Trump đã đạt được trong mùa bầu cử sơ bộ năm 2020. Trong khi đó, cựu Tổng thống Barack Obama mất thời gian dài gấp 3 lần để có được đề cử của đảng Dân chủ khi tái tranh cử vào năm 2012.
Trong cuộc bầu cử sơ bộ năm 2020 và 2016 của đảng Dân chủ, ứng viên Bernie Sanders - thượng nghị sĩ bang Vermont - đã tạo ra thách thức lớn đối với ông Biden và bà Hillary Clinton khiến họ phải chật vật đến đầu tháng 6 mới giành được đề cử.
Năm nay, ông Biden không phải đối mặt với vấn đề đó khi thượng nghị sĩ Sanders tuyên bố sẽ không gây rào cản cho Tổng thống đương nhiệm.
Không có thành viên đảng Dân chủ nào khác tham gia cuộc đua, khiến ông Dean Phillips và Marianne Williamson trở thành những đối thủ chính của ông Biden trong cuộc bầu cử sơ bộ. Nhà hoạt động chống vaccine Robert Kennedy Jr. thách thức ông Biden một thời gian ngắn để giành đề cử nhưng đã từ bỏ nỗ lực đó để chuyển sang tranh cử độc lập.
Ở phía đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Donald Trump cũng sắp cán đích để nhận được đề cử. Ông hiện có 1.132 phiếu đại biểu, trong khi ông cần 1.215 phiếu để chính thức được đề cử.
(Theo Dân trí)
Tổng thống Romania Iohannis tuyên bố tranh cử khi nội bộ NATO xuất hiện xu hướng ủng hộ ứng viên từ Đông Âu.
Thủ tướng Haiti Ariel Henry chấp nhận từ chức sau nhiều tuần các băng đảng trên quốc đảo phát động chiến dịch bạo lực để tìm cách hạ bệ ông.
Ukraine, Nga và tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đều đã lên tiếng về lời kêu gọi Kiev “dũng cảm giương cờ trắng và đàm phán” của Giáo hoàng Francis.
Theo hãng nghiên cứu EIU, căng thẳng tại Biển Đỏ có thể làm giảm tốc tăng trưởng kinh tế của châu Á, đồng thời thổi bùng lạm phát tại đây.