Thủ tướng Hungary: Chế độ trừng phạt của EU đối với Nga cần được xem xét lại, nếu không sẽ phá hủy nền kinh tế châu Âu

  • Cập nhật: Thứ bảy, 23/11/2024 | 2:39:37 PM

Phát biểu trên đài phát thanh quốc gia Kossuth Radio ngày 22/11, Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố, Liên minh châu Âu (EU) phải từ bỏ chính sách trừng phạt Nga do xung đột ở Ukraine, hoặc có nguy cơ gây ra sụp đổ về kinh tế.

Các nhà lãnh đạo EU đang lên kế hoạch áp dụng một loạt hình phạt mới chống lại Nga.
Các nhà lãnh đạo EU đang lên kế hoạch áp dụng một loạt hình phạt mới chống lại Nga.

EU đã áp đặt một số vòng trừng phạt đối với Moscow kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022, nhắm vào các lĩnh vực năng lượng, ngân hàng, công ty khai thác kim cương lớn nhất thế giới và các doanh nghiệp khác.

Thủ tướng Orban đã bất đồng quan điểm với phần lớn các nhà lãnh đạo châu Âu và lên tiếng phản đối các lệnh trừng phạt như vậy với lý do chúng gây tổn hại đến nền kinh tế châu Âu hơn là đối với Nga.

Bất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầuBất chấp lệnh trừng phạt từ Mỹ và sự bá quyền của đồng USD, đây là cách Nga-Trung Quốc, BRICS lựa chọn đối đầu
Trong tuyên bố, nhà lãnh đạo Hungary nhấn mạnh rằng, chế độ trừng phạt của EU "cần được xem xét lại, vì với chính sách trừng phạt như vậy, giá năng lượng sẽ không giảm".

Ông Orban cũng khẳng định: "Sẽ rất đau đớn cho những người biện hộ cho các lệnh trừng phạt. Không phải cho chúng tôi, vì chúng tôi sẽ coi đây là một chiến thắng, nhưng phe kia phải thay đổi, vì nếu không, các lệnh trừng phạt sẽ phá hủy nền kinh tế châu Âu".

Hungary hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của EU trong nửa năm và đã giảm nhẹ các biện pháp trả đũa đối với Nga trong vai trò này. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU đang lên kế hoạch áp dụng một loạt hình phạt mới chống Moscow.

Hôm 21/11, Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết yêu cầu EU hành động chống lại cái gọi là "đội tàu bóng tối" của Nga, tức những con tàu xuất khẩu dầu của nước này bị cho là vị phạm các lệnh trừng phạt.

Cơ quan lập pháp của EU cũng muốn khối này cấm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga.

Thủ tướng Orban phản đối lệnh cấm như vậy và đã tận dụng các ngoại lệ từ EU trong các vòng trừng phạt trước đó để cho phép Hungary, quốc gia không giáp biển, tiếp tục nhập khẩu dầu và khí đốt của xứ bạch dương, những mặt hàng mà ông cho rằng rất cần thiết để duy trì nền kinh tế của Hungary.

Tuần trước, người đứng đầu chính phủ Hungary đã dự đoán rằng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ rút lại sự ủng hộ của Washington đối với Kiev trong cuộc chiến chống Moscow.

Nhà lãnh đạo lập luận rằng, nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump sẽ giúp phục hồi nền kinh tế đang bị trì trệ của Hungary, hiện đang trong thời kỳ suy thoái kỹ thuật.

(Theo Báo Quốc tế)

Các tin khác
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Rs-26 của Nga - Ảnh: Bộ phận báo chí Bộ Quốc phòng Nga

Ngày 22/11, Chủ tịch Duma quốc gia (Hạ viện) Nga - Vyacheslav Volodin cảnh báo Nga sẽ đáp trả mạnh hơn trước các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa vào lãnh thổ Nga.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant.

Một loạt lãnh đạo các quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế đã lên tiếng sau khi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant vì cáo buộc "phạm tội ác chiến tranh".

Tổng thống Nga Vladimir Putin

Tổng thống Nga Putin khẳng định Nga luôn ưu tiên và hiện đã sẵn sàng giải quyết mọi tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, tuy nhiên cũng nhấn mạnh Moskva đã sẵn sàng cho mọi kịch bản.

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trước người dân ngày 21/11.

Tối ngày 21/11 (theo giờ Moskva), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có bài phát biểu đặc biệt trước người dân Nga dưới dạng video ghi hình với đề tài trọng tâm là chiến dịch quân sự đặc biệt và các cuộc tấn công bằng tên lửa tầm xa vào lãnh thổ Nga.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục