Châu Âu sẽ tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Đức cam kết sau các cuộc hội đàm với người đồng cấp Anh, Pháp, Ý và Ba Lan về cách thúc đẩy các nỗ lực quốc phòng khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng.
|
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu và Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey trong cuộc họp báo chung tại Berlin hôm 25/11.
|
"Mục tiêu của chúng tôi là có thể tạo điều kiện để Ukraine hành động theo thế mạnh", ông Boris Pistorius nói với các phóng viên tại Berlin sau khi chủ trì cuộc họp của Nhóm Năm quốc gia hàng đầu về quốc phòng châu Âu.
Việc ông Donald Trump - người hoài nghi về sự hỗ trợ cho Ukraine - đắc cử Tổng thống Mỹ đã gây thêm áp lực, buộc châu Âu phải tăng cường vai trò của mình trong việc cung cấp vũ khí cho Kiev nếu Washington - nhà tài trợ lớn nhất đến thời điểm hiện tại - cắt giảm viện trợ.
Vài giờ sau chiến thắng của ông Trump, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Pistorius và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu đã họp vào ngày 6/11 và nhất trí triệu tập một cuộc họp với những người đồng cấp.
Phát biểu với các phóng viên tại Berlin hôm 25/11, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak-Kamysz lặp lại lời cam kết của ông Pistorius về việc tăng viện trợ cho Kiev.
"Châu Âu phải phối hợp nhiều hơn, phải hài hòa các hành động của mình, phải hướng đến mục tiêu cao hơn, để cũng có thể trở thành đối tác tốt của Mỹ", ông nói.
"Hôm nay, chúng tôi có nghĩa vụ phải nói rõ ràng: châu Âu cần tăng cường nỗ lực khi nói đến việc hỗ trợ Ukraine, nhưng trên hết khi nói đến an ninh của chính mình. Nếu không tăng chi tiêu, nếu không nhận thức rõ ràng về thời đại chúng ta đang sống, mọi thứ đều vô nghĩa".
Trong khi đó, một phái bộ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đặt tại Wiesbaden sẽ tiếp quản việc điều phối viện trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine vào tháng 1, Bộ trưởng Pistorius cho biết, một động thái đã được mong đợi từ nhiều tháng trước.
Việc thành lập phái bộ mới, có tên là Hỗ trợ an ninh và đào tạo NATO cho Ukraine (NSATU), được coi là một nỗ lực nhằm bảo vệ cơ chế viện trợ trước bất kỳ sự can thiệp nào của ông Trump.
(Theo TPO)
Thủ tướng Netanyahu đã từ chối thỏa thuận với Hamas về việc thả con tin như một phần của nỗ lực liên kết các giai đoạn của một đề xuất ngừng bắn do Mỹ đề xuất.
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã gác lại kế hoạch mở văn phòng liên lạc tại Tokyo và Bình Nhưỡng nhằm giải quyết vấn đề bắt cóc công dân.
Ngày 24-11, theo Hãng thông tấn Nhà nước Nga TASS, quân đội Ukraine thừa nhận mất 40% lãnh thổ mà họ kiểm soát ở tỉnh Kursk của Nga trong một cuộc tấn công vào tháng 8-2024.
Ngày 24-11, chiếc xe buýt đang di chuyển trên con đường ở vùng núi hẻo lánh thuộc bang Alagoas, Đông Bắc Brazil, thì lao xuống khe núi, khiến 23 người thiệt mạng.