Nga tăng gấp đôi thời gian lưu trú cho thị thực điện tử

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/5/2025 | 8:02:51 AM

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 13/5, Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga đã thông qua dự luật quan trọng nhằm nới lỏng đáng kể chính sách thị thực điện tử, đánh dấu bước tiến mới trong việc thu hút khách quốc tế đến Liên bang Nga.

Toàn cảnh phiên họp Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga tại thủ đô Moskva.
Toàn cảnh phiên họp Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga tại thủ đô Moskva.

Theo đó, thời hạn hiệu lực của thị thực điện tử sẽ được tăng gấp đôi từ 60 lên 120 ngày, đồng thời thời gian lưu trú cho phép cũng được mở rộng từ 16 lên 30 ngày.

Quyết định này được đưa ra sau khi chính phủ Nga đánh giá tích cực về hiệu quả của hệ thống thị thực điện tử thống nhất được triển khai từ ngày 1/8/2023. Số liệu thống kê cho thấy trong giai đoạn từ tháng 8/2023 đến tháng 7/2024, đã có 541.000 thị thực điện tử được cấp cho công dân đến từ 55 quốc gia. Con số này chiếm tỷ lệ ấn tượng 70% trong tổng số 771.000 thị thực được cấp trong cùng kỳ.

Dự luật mới nhấn mạnh mục tiêu kép: vừa thúc đẩy du lịch, kinh doanh và hoạt động nhân đạo, vừa duy trì được các tiêu chuẩn an ninh quốc gia và kiểm soát di cư. Đây được xem là động thái quan trọng của Nga trong việc mở cửa rộng rãi hơn với cộng đồng quốc tế, đồng thời vẫn đảm bảo các yêu cầu về an ninh.

(Theo VTV)

Các tin khác
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Bắc Kinh ngày 13/5.

Ông Tập nói không ai thắng trong cuộc chiến thuế quan, trong phát biểu đầu tiên từ khi Mỹ - Trung đạt thỏa thuận hoãn áp thuế.

Cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte

Cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đắc cử chức thị trưởng thành phố Davao trong khi ông đang bị giam giữ tại La Hay, Hà Lan.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh yêu cầu giảm giá thuốc, ngày 12/5.

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký sắc lệnh yêu cầu các công ty dược phẩm giảm giá thuốc của họ để phù hợp với mức giá mà các quốc gia khác đang chi trả, quyết định mà các chuyên gia cho rằng sẽ khó thực hiện.

Binh sĩ NATO tập trận tại khu vực biên giới giữa Na Uy và Phần Lan ngày 9/3/2024.

Lần đầu tiên sau khi gia nhập NATO, Phần Lan và Thụy Điển tham gia cuộc tập trận sát biên giới Nga, gây tranh cãi về mục đích thật sự. Phải chăng đây là “phép thử” chiến lược hay khơi mào căng thẳng mới tại châu Âu?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục