Nga, Trung liên kết chống lại kế hoạch phòng thủ của Mỹ
- Cập nhật: Thứ bảy, 24/5/2008 | 12:00:00 AM
Theo hãng thông tấn AP từ Bắc Kinh : Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nga chỉ trích kế hoạch cho hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ.
|
Trong một tuyên bố chung ký với chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, các nhà lãnh đạo cho rằng một kế hoạch cho hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ không giúp ích gì cho sự duy trì cân bằng và ổn định chiến lược cũng như củng cố các nỗ lực của quốc tế trong việc hạn chế vũ khí hạt nhân.
Mối quan hệ giữa Mát-cơ-va và Bắc Kinh đã trở nên gần gũi hơn trong những năm gần đây. Đó cũng là một trong những cố gắng của 2 nước này nhằm làm đối trọng với tham vọng thống trị toàn cầu của Mỹ.
Sự đồng thuận đã có sau khi tổng thống Nga Dmitry Medvedev đến Bắc Kinh vào hôm thứ sáu trong chuyến công du nước ngoài (ngoài các nước SNG) đầu tiên của ông kể từ khi đắc cử đầu tháng này. Đây được xem là một động thái nữa nhằm nâng cao mối quan hệ thân thiết giữa 2 nước đã từng đối địch nhau trong thời kỳ chiến tranh lạnh.
Theo Tân Hoa Xã, chuyến viếng thăm 2 ngày của tổng thống Medvedev sẽ bao gồm các cuộc đàm thoại với chủ tịch Hồ Cẩm Đào và thủ tướng Ôn Gia Bảo. Ông đến Bắc Kinh sau khi dừng chân tại đất nước láng giềng Kazakhstan hôm thứ ba, nơi ông đang tìm kiếm một sự đảm bảo về tầm ảnh hưởng của nước Nga tại khu vực Trung Á giàu có về năng lượng.
Trung Quốc và Nga xây dựng mối quan hệ chiến lược với nhau nhằm làm đối trọng với Mỹ, nhưng vẫn tiếp tục bất đồng –đặc biệt là về vấn đề dầu mỏ và khí đốt– tại vùng trung Á. Chuyến thăm Kazakhstan của ông Medvedev có vẻ như muốn gửi thông điệp tới cả Bắc Kinh lẫn các nước phương Tây rằng Mát-cơ-va tiếp tục coi các nước Trung Á thuộc liên bang Xô-viết cũ như là một phần lãnh thổ của mình.
Chủ bút của tạp chí Russia in Global Affairs, Fyodor Lukyanov nhận định “Nga lo ngại trước tầm ảnh hưởng khá lớn của Trung Quốc tại Trung Á.” “Mát-cơ-va đã có thói quen xem Trung Á như sân sau của mình, nhưng Trung Quốc lại không chia sẻ quan điểm này.” Trung Quốc đã giành được một phần lợi ích tại khu vực này, với việc dẫn một ống dẫn dầu tới Kazakhstan và ký một hiệp định về khí đốt với Turkmenistan.
Alexander Konovalov, giám đốc viện nghiên cứu đánh giá chiến lược ở Mát-cơ-va cho biết: “Trung Quốc đang tích cực tìm kiếm để đảm bảo các nguồn cung năng lượng từ Trung Á và họ đã có bước tiến khá dài.”
Theo như mục đích chính chuyến công du đầu tiên ra nước ngoài của mình, tổng thống Mededev lựa chọn điểm đến Trung Quốc là mang nhiều tính tượng trưng. Vladimir Putin, người tiền nhiệm của ông, công du ra nước ngoài lần đầu năm 2000, đã tới London và qua Belarus, với thông điệp nước Nga muốn quan hệ mật thiết với các nước phương Tây.
Vài năm gần đây, Nga và Trung Quốc đã xây dựng mối quan hệ chính trị thân thiết mang tính chiến lược, với việc diễn tập quân sự chung và hứa hẹn các cuộc đàm phán cấp cao về việc tạo ra một thế giới đa cực. Hai nước đã đưa ra những quan điểm phù hợp về các vấn đề toàn cầu, chia sẻ các ý kiến bất đồng về vấn đề độc lập tại Kosovo, về kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ, và đề xuất cách tiếp cận tương tự nhau với chương trình hạt nhân của Iran.
Ở nhiệm kỳ của mình, Putin đã đẩy mạnh quan hệ, hợp tác với Trung Quốc và đạt được hiệp định, vốn đã đình trệ khá lâu,về việc phân chia 2.700 dặm biên giới giữa hai nước.
Tuy nhiên, đằng sau đó, quan hệ kinh tế hai nước lại phát triển chậm. Thương mại song phương tuy đã đạt 1/3 cả năm ngoái khoảng 48 tỷ USD, nhưng theo tính toán chỉ bằng 2% tổng thương mại toàn cầu của Trung Quốc. Trong khi đó, thương mại song phương của Trung Quốc với Mỹ cao hơn gấp 8 lần.
(Theo Vitinfo)
Các tin khác
Ngày 23/5, Tổng thống Nga, Dmitry Medvedev, bắt đầu chuyến công du 2 ngày tới Trung Quốc, sau khi thăm Kazakhstan hôm 22/5.
Kết quả kiểm phiếu sơ bộ ngày 22-5 trên trang web của Ủy ban bầu cử trung ương Gruzia cho biết Đảng Phong trào dân tộc thống nhất của Tổng thống Mikhail Saakashvili đang dẫn đầu với hơn 62% phiếu, khối Liên minh đối lập xếp thứ hai với khoảng cách khá xa, hơn 14% phiếu.
Giá dầu thô thế giới đã vọt lên trên 135 USD/thùng do những quan ngại về nguồn cung yếu sau khi có tin dự trữ dầu thô Mỹ giảm ngoài dự đoán.