Cuộc tranh chấp lãnh thổ Thái Lan - Campuchia: Hai nước tăng quân tại biên giới

  • Cập nhật: Thứ năm, 24/7/2008 | 12:00:00 AM

Đại sứ Thái Lan tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) Don Pramudwinai hôm 23-7 cho biết Hội đồng Bảo an (HĐBA) dự kiến sẽ đưa vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại biên giới giữa nước này và Campuchia vào phiên họp khẩn diễn ra ngày 24-7.

Học sinh Thái Lan tham gia một cuộc diễn tập sơ tán ở làng Baan Phum Salon gần đền Preah Vihear hôm 23-7.
Học sinh Thái Lan tham gia một cuộc diễn tập sơ tán ở làng Baan Phum Salon gần đền Preah Vihear hôm 23-7.

Tuy nhiên, hãng thông tấn Thái Lan cùng ngày dẫn lời ông Don cho biết chính phủ nước này đã gửi thư cho HĐBA, trong đó tái khẳng định lập trường muốn giải quyết cuộc tranh chấp thông qua các cuộc đàm phán song phương. Ông này cũng cho rằng lý do Campuchia mang cuộc tranh cãi ra HĐBA là vì “mục tiêu của nước này không chỉ là đền Preah Vihear mà còn cả biên giới chung”.

Trong khi đó, Thủ tướng Thái Lan Samak Sundaravej cho biết chính phủ ông sẽ tránh có thêm phản ứng về cuộc tranh chấp cho đến sau cuộc tổng tuyển cử ở Campuchia, dự kiến diễn ra hôm 27-7. Thủ tướng Samak nói: “Thái Lan hy vọng sau khi cuộc tổng tuyển cử kết thúc, Campuchia sẽ sẵn lòng thảo luận vấn đề này hơn”.

Cuộc tranh chấp chủ quyền tại biên giới Thái Lan – Campuchia bước sang tuần thứ 2 giữa lúc có những dấu hiệu cho thấy tình hình vẫn còn căng thẳng. Các quan chức Campuchia hôm 23-7 cho biết cả hai nước đang tăng cường lực lượng tại những vị trí mới dọc biên giới. Người phát ngôn nội các Campuchia Phay Siphan ước tính có khoảng 4.000 binh sĩ Thái Lan đang đóng dọc biên giới hai nước. Tuy nhiên, phía Thái Lan đã phủ nhận thông tin này.

Ngoài ra, các quan chức Campuchia cũng cho biết cả hai bên đã gửi thêm binh lính và vũ khí hạng nặng đến một địa điểm gần vùng Anlong Veng, nơi cũng có vùng đất bị tranh chấp. Một quan chức giấu tên nói: “Số binh sĩ Thái ở Anlong Veng hiện còn nhiều hơn cả ở Preah Vihear. Ở đó còn có cả xe tăng và trọng pháo”.

Người dân Thái Lan sống dọc biên giới với Campuchia bắt đầu tập dượt các cuộc sơ tán và học cách dùng vũ khí do lo ngại xung đột giữa binh sĩ hai nước sẽ xảy ra nếu các cuộc đàm phán thất bại. Dân làng Thái Lan sống gần ngôi đền Preah Vihear – người Thái gọi đền này là Khao Pra Viharn – cũng bắt đầu sửa sang lại những boong-ke từng được họ sử dụng gần 30 năm trước.

Tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, cảnh sát đang điều tra những tờ rơi trong đó kêu gọi tẩy chay sản phẩm và dịch vụ Thái Lan. Cảnh sát cho biết họ không muốn nhìn thấy bất kỳ sự phân biệt đối xử nào nhằm vào hàng hóa Thái Lan và khuyên người dân không nên bị kích động bởi hành vi xúi giục này.

(Theo NLĐ)

Các tin khác
Nông dân Indonesia biểu tình phản đối WTO ở thủ đô Jakarta.

Cuộc họp bộ trưởng 35 nước chủ chốt của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhằm cứu vãn Vòng đàm phán thương mại Doha đã qua 2 ngày họp đầu tiên, song vẫn chưa tìm được tiếng nói chung trong các vấn đề gây tranh cãi liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.

Uỷ ban châu Âu, hôm 22.7 đề xuất thiết lập một cơ chế đặc biệt để ứng phó với giá thực phẩm leo thang ở những nước đang phát triển.

Trụ sở mới của CCTV tại Bắc Kinh ngày 17/7

London có tháp đồng hồ Big Ben, Paris có Tháp Eiffel, San Francisco có Cầu cổng Vàng (Golden Gate Bridge) và giờ đến lượt Bắc Kinh có công trình kiến trúc biểu tượng của riêng mình.

Hãng hàng không hàng đầu của Đức là Lufthansa đã phải hủy gần 1.000 chuyến bay do các nhân viên hãng này đe dọa đình công. Người đại diện của Lufthansa cho biết, 464/725 chuyến bay ngày 22-3, đã bị hoãn và 525 chuyến bay đi các nước châu ÂU và nội địa trong ngày 23/7 cũng đã phải hủy bỏ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục