Cựu tổng thống Phần Lan Martti Ahtisaari đoạt Nobel hòa bình 2008
- Cập nhật: Thứ bảy, 11/10/2008 | 12:00:00 AM
Ủy ban trao giải Nobel vừa quyết định trao giải Nobel hòa bình năm 2008 cho ông Martti Ahtisaari, cựu tổng thống Phần Lan vì những nỗ lực đóng góp xây dựng nền hòa bình bền vững và lâu dài từ khu vực châu Phi, châu Á đến châu Âu và Trung Đông.
Cựu tổng thống Phần Lan Martti Ahtisaari
|
Hơn ba thập niên qua, Martti Ahtisaari, 71 tuổi, được xem là người có nhiều đóng góp đáng kể để giải quyết những vấn đề mâu thuẫn quốc tế.
Theo Ủy ban trao giải Nobel, những nỗ lực của ông đã góp phần xây dựng một thế giới hòa bình hơn và thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia với nhau theo đúng tiêu chí và tinh thần của Alfred Nobel, người sáng lập ra giải thưởng Nobel.
Cũng theo ủy ban trao giải, trong suốt 20 năm qua, ông có nhiều đóng góp trong việc giải quyết những mâu thuẫn kéo dài ở nhiều khu vực, từ Namibia đến Kosovo và Iraq, thương thảo nhằm đạt được hiệp ước hòa bình giữa chính phủ Indonesia và lực lượng chiến binh tỉnh Aceh năm 2005. Bên cạnh đó, ông cũng có những đóng góp đáng kể trong giải quyết xung đột và mâu thuẫn ở khu vực Bắc Ireland, Trung Á và một số khu vực khác.
Với việc chọn ông Martti Ahtisaari để trao giải Nobel hòa bình năm nay, Ủy ban trao giải Nobel đã trở lại với tiêu chí truyền thống, sau lần phá lệ ở giải Nobel hòa bình năm 2007 được trao cho cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore và một Ủy ban của Liên Hiệp Quốc vì đóng góp cho những nỗ lực tuyên truyền về hiểm họa trái đất nóng lên.
Năm nay, ông Martti Ahtisaari được chọn trao giải Nobel hòa bình trong số 197 ứng viên. Ông sẽ được trao một huân chương vàng, bằng xác nhận và tiền thưởng trị giá 1,42 triệu USD.
(Theo TTO)
Các tin khác
Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice và người đồng cấp Ấn Độ Pranab Mukherjee hôm qua (10/10) đã chính thức đặt bút ký vào một thoả thuận hợp tác hạt nhân Mỹ-Ấn Độ mang tính lịch sử.
Cựu phó Thủ tướng Chavalit Yongchaiyudh, người mới từ chức để nhận trách nhiệm về việc ra lệnh cho cảnh sát tấn công người biểu tình hôm 7/10, cho hay, đảo chính quân sự là cách duy nhất trong lúc này để giải quyết bế tắc chính trị.
Cựu phó Thủ tướng Chavalit Yongchaiyudh, người mới từ chức để nhận trách nhiệm về việc ra lệnh cho cảnh sát tấn công người biểu tình hôm 7/10, cho hay, đảo chính quân sự là cách duy nhất trong lúc này để giải quyết bế tắc chính trị.
Ngày 9/10, NATO đồng ý sẽ sớm điều động tàu đến bảo vệ tàu biển ngoài khơi Somali khi mà những tên cướp biển đang giữ tàu chở vũ khí của Ukraine đã giảm tiền chuộc do áp lực quốc tế ngày càng tăng.