Cựu lãnh đạo Thái Lan: "Đảo chính là cách duy nhất"

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/10/2008 | 12:00:00 AM

Cựu phó Thủ tướng Chavalit Yongchaiyudh, người mới từ chức để nhận trách nhiệm về việc ra lệnh cho cảnh sát tấn công người biểu tình hôm 7/10, cho hay, đảo chính quân sự là cách duy nhất trong lúc này để giải quyết bế tắc chính trị.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn tờ Bangkok Post hôm 9/10, Tướng Chavalit nói, câu trả lời hiện nằm trong tay Tổng tư lệnh Quân đội, Tướng Anupong Paojinda, người luôn bác bỏ việc đảo chính.

Ông Chavalit cho biết, Tướng Anupong nên quay lại trao lại quyền ngay lập tức sau khi tiến hành đảo chính để một Chính phủ lâm thời được thành lập và giải quyết bất ổn chính trị.

"Không còn cách nào khác. Việc giải tán Quốc hội sẽ không giải quyết được vấn đề. Mọi việc chỉ có thể được giải quyết bởi 3 thế lực: Hoàng gia - giữ lập trường trung lập về chính trị, Quân đội - không mấy quan tâm tới việc can thiệp, và Chính phủ - bao trùm mọi vấn đề.

Do đó, tôi thấy câu trả lời ở đây là một cuộc cách mạng chính trị. Sau khi quân đội can thiệp, quyền lực nên trao lại cho nhân dân và Chính phủ lâm thời có thể được thành lập.

Hãy nói với Tướng Anupong là không có gì phải ngại. Sau khi tiến hành đảo chính, ông nên rút lui và để nhân dân đảm nhiệm mọi việc từ đây".

Ông Chavalit, người vừa từ chức phó Thủ tướng hôm 7/10 sau vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình chống Chính phủ, cũng nhận định rằng không cần thiết phải bãi bỏ toàn bộ hiến pháp sau một cuộc đảo chính.

Một số điều khoản trong Hiến pháp nên ngừng thực thi nhằm cho phép bổ nhiệm Thủ tướng và thành viên Nội các - những người đại diện cho các lĩnh vực trong xã hội, cựu quan chức này cho hay.

Viện dẫn cuộc hội đàm với Thiếu tướng Chamlong Srimuang, thành viên chủ chốt của Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD), Tướng Chavalit cho hay, PAD được mong đợi sẽ ngừng bao vây tòa nhà Chính phủ vào ngày 9/10 nếu cáo buộc nổi loạn đối với 9 lãnh đạo nòng cốt của PAD được thu hồi.

Ông Chavalit cho biết, ngày 11/10 sẽ có một sự kiện lớn diễn ra nhưng không nêu chi tiết. Tuy nhiên, kế hoạch này đã thất bại khi ông từ chức.

Nhân vật này nhận xét, lãnh đạo PAD cũng biết rằng họ không thể kéo dài các cuộc biểu tình vì lễ tưởng niệm công chúa Galyani Vadhana sẽ được tổ chức vào tháng tới.

"Theo thông tin từ cuộc nói chuyện của tôi với ông Chamlong, PAD tuyên bố sẽ dừng biểu tình. Tuy nhiên, một số người biểu tình sẽ di chuyển đến Ban Phitsanulok, nơi họ sẽ thành lập một hội đồng nhân dân để dò xét Chính phủ. Chamlong hiểu rằng chúng ta sẽ có một sự kiện quan trọng và PAD không ở tại nơi họ đang ở hiện nay. Thỏa thuận của chúng tôi là họ phải chuyển đi vào ngày 23/10". 

Ông Chavalit nghi ngờ việc Thủ tướng Somchai Wongsawat sẽ tiếp tục đối thoại với PAD nhằm chấm dứt bế tắc, đặc biệt khi vụ xung đột hôm 7/10 có thương vong.

Tuy nhiên, hiện giờ các lãnh đạo nòng cốt của PAD và ông trùm truyền thông Sondhi Limthongkul không mấy nhiệt tình thương thuyết với Chính phủ. Thêm nữa, tòa án hành chính mới đây cũng ra huấn thị yêu cầu Chính phủ và cảnh sát tuân thủ các quy tắc quốc tế trong việc kiểm soát đám đông.

Cựu phó Thủ tướng Chavalit cho hay, ông từ chức để nhận trách nhiệm về những thương vong do việc cảnh sát giải tán người biểu tình gây ra cũng như vì chính sách thất bại trong việc giải quyết xung đột chính trị.

Ông Chavalit còn nói, Bộ trưởng Nội vụ Kowit Wattan đáng ra nên từ chức để nhận trách nhiệm. "Ông ta không có phản ứng gì vì vậy tôi phải từ chức. Đó là sự hy sinh để ông Somchai và chính quyền được đứng vững", ông Chavalit cho biết.

Cựu quan chức này tuyên bố, ông phản đối việc giải tán người biểu tình của PAD bằng vũ lực và đã đề nghị ông Somchai thực hiện bài phát biểu về chính sách mới tại Trung tâm hội nghị quốc gia Queen Sirikit nhưng bị bác bỏ.

(Theo VietNamNet)

Các tin khác
Tàu Mỹ đang theo dõi cướp biển tại Somali

Ngày 9/10, NATO đồng ý sẽ sớm điều động tàu đến bảo vệ tàu biển ngoài khơi Somali khi mà những tên cướp biển đang giữ tàu chở vũ khí của Ukraine đã giảm tiền chuộc do áp lực quốc tế ngày càng tăng.

Các nhà đầu tư chứng khoán tại Anh.

Mỹ, Canada, EU, Anh, Trung Quốc và nhiều nơi khác đồng loạt cắt giảm lãi suất, một động thái chưa có tiền lệ, với hy vọng hồi phục đà tăng trưởng kinh tế và ngăn chặn cuộc khủng hoàng tài chính lan rộng.

Dòng chữ “cuộc khủng hoảng tài chính” ngoài trường quay của NBC ở New York.

Hàng trăm tỉ USD tiếp tục được chính quyền phương Tây bơm vào các ngân hàng trong nỗ lực giải cứu thị trường tài chính.

Thủ tướng Thái Lan Somchai (giữa) tới Quốc hội trong điều kiện an ninh được thắt chặt.

Thủ tướng Thái Lan Somchai Wongsawat tuyên bố sẽ không từ chức bất chấp tình trạng hỗn loạn chính trị hiện nay mà đỉnh cao là cuộc bạo loạn vừa xảy ra làm hàng trăm người bị thương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục