Châu Âu "bơm" 2,3 ngàn tỷ USD cho ngân hàng
- Cập nhật: Thứ ba, 14/10/2008 | 12:00:00 AM
Chính phủ các nước châu Âu đã thống nhất "bơm" 2,3 ngàn tỷ USD để cứu hệ thống ngân hàng khu vực nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lan rộng.
Châu Âu hành động song song để cứu hệ thống ngân hàng trong khu vực
|
Cam kết của 6 quốc gia sử dụng đồng euro và Anh cùng lời hứa của các Ngân hàng Trung ương hàng đầu khu vực cung cấp khoản tín dụng ngắn hạn không giới hạn đã làm thị trường chứng khoán quay đầu tăng điểm.
Lượng tiền cam kết của các quốc gia Đức, Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Áo đã làm lu mờ kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD của chính quyền Bush, dù không phải tất cả số tiền cam kết 2,3 ngàn tỷ USD đều cần thiết phải chi.
Sau một tuần làm việc căng thẳng và cuộc họp khẩn cấp tại Paris cuối tuần qua, chính phủ các nước châu Âu đã có hành động như đã cam kết để đối phó với khủng hoảng tài chính đang lan rộng.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy phát biểu: "Liên minh châu Âu đã cam kết lớn hơn Mỹ". Trong tổng số tiền đó, có khoảng 250 tỷ USD euro (tức 341 tỷ USD) được các nước giành cho việc tái nguồn vốn ngân hàng bằng cách mua lại cổ phần của các ngân hàng.
Sau quyết định song song của các quốc gia hàng đầu châu Âu, thị trường chứng khoán khu vực cựu lục địa đã tăng trở lại.
DAX của Đức tăng 518,14 điểm tức 11,4% đóng cửa mức 5.062,45 điểm, trong khi chỉ số CAC-40 của Pháp tăng 355,01 điểm tức 11,2% đóng cửa mức 3.531,50 điểm.
Chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 324,84 điểm tức 8,3% đóng cửa mức cao 4.256,90 điểm sau khi Anh đã quyết định quốc hữu hóa ba ngân hàng lớn nhất nước này.
Song song với hành động của các nước châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB và Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ SNB cam kết sẽ cung cấp khoản tín dụng ngắn hạn không giới hạn bằng đồng USD cho các thể chế tài chính.
Trong tổng tố 2,3 ngàn tỷ USD, đầu tàu châu Âu Đức sẽ chi ít nhất 500 tỷ euro tức khoảng 671 tỷ USD để cung cố hệ thống tài chính nước này trước cơn bão khủng hoảng từ Mỹ.
"Chúng tôi đang có hành động quyết liệt và không nghi ngờ gì về điều đó... và rằng những gì chúng tôi đã trải qua không bị lập lại", Thủ tướng Đức bà Angela Merkel khẳng định.
Còn Thổng thống Pháp Sarkozy cho biết, chính phủ nước này đã tán thành chi 360 tỷ euro tức khoảng 491 tỷ USD. Hà Lan đồng ý "bơm" vào thị trường 200 tỷ euro tức 273 tỷ USD để bảo lãnh các khoản vay liên ngân hàng.
Chính phủ Áo chấp thuận chi 85 tỷ euro tức 116 tỷ USD. Tây Ban Nha sẽ chi tới 100 tỷ euro tức 135 tỷ USD bằng cách phát hành trái phiếu ngân hàng mới trong năm nay.
Bồ Đào Nha khẳng định sẽ chi 20 tỷ euro, khoảng 27 tỷ USD, tức gần 12% GDP hàng năm của cả nước, để khuyến khích các ngân hàng trong nước vay lẫn nhau.
Italia chưa đưa ra con số cụ thể nhưng Bộ trưởng Tài chính Giulio Tremonti cho biết, Chính phủ nước này sẽ chi "số tiền nhiều cần thiết".
Trước đó, Anh đã đồng ý chi 50 tỷ bảng tức 88 tỷ USD để quốc hữu hóa các ngân hàng lớn của nước này. Thủ tướng Gordon Brown còn hứa sẽ đảm bảo thêm 250 tỷ bảng tức khoảng 438 tỷ USD để hồi phục niềm tin trên thị trường tài chính.
Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF đã hoan nghênh quyết định của châu Âu dù việc chi tiền khổng lồ này có thể sẽ tác động lớn tới ngân sách các nước.
Các quốc gia còn lại trong số 27 thành viên EU sẽ thông báo giải pháp của mỗi nước trong cuộc họp vào ngày mai.
Nauy, không thuộc EU lẫn khối dùng đồng euro, cho biết vẫn có kế hoạch phát hành trái phiếu chính phủ mới trị giá 350 tỷ kroner tức 55,4 tỷ USD giúp các ngân hàng cải thiện lưu thông tiền mặt trên thị trường.
Tại Thụy Điển, Bộ trưởng Tài chính Anders Borg cho biết, chính phủ sẽ đưa ra dự thảo luật trong ngày mai cho phép Chính phủ bảo lãnh các khoản nợ mới của các ngân hàng cho đến cuối năm 2009 và hỗ trợ ngân hàng thêm vốn qua thị trường chứng khoán.
BusinessEurope - nhóm đại diện cho hầu hết các công ty lớn ở châu Âu cho biết hành động song song của các nước châu Âu sẽ làm tan chảy thị trường tín dụng đang đóng băng và sẽ "củng cố niềm tin và góp phần tiếp tục luồng tín dụng cho các công ty và hộ gia đình".
(Theo TPO)
Các tin khác
Ngày 13/10, những người chống đối Tổng thống Macapagal Arroyo đã đệ trình một bản luận tội mới đối với bà bất chấp 3 nỗ lực bất thành nhằm luận tội bà những năm gần đây.
Thủ tướng Somchai Wongsawat hôm 12/10 tuyên bố, ông không cho rằng sự ra đi của ông lẫn việc giải tán Hạ viện sẽ chấm dứt được bất ổn chính trị kéo dài nhiều tháng qua tại Thái Lan.
Lãnh đạo 15 nước trong khối sử dụng đồng tiền chung châu Âu, Euro, hôm nay gặp gỡ tại Paris nhằm đưa ra bước tiếp cận chung đối với cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay.
Hãng tin KCNA của Triều Tiên cho biết: Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục quá trình vô hiệu hóa các cơ sở hạt nhân và cho phép thanh sát viên quốc tế tiếp tục công việc tại khu phức hợp hạt nhân Yongbyon.