Tân Tổng thống Mỹ và các chính sách kinh tế quan trọng

  • Cập nhật: Thứ năm, 6/11/2008 | 12:00:00 AM

Sau cuộc vận động tranh cử kéo dài nhất từ trước đến nay, cuối cùng người Mỹ đã chọn ra được vị tổng thống thứ 44 của họ. Nếu như hai năm trước đây, người ta cho rằng tâm điểm cuộc chiến dịch tranh cử sẽ là cuộc chiến tranh ở Iraq thì giờ đây vấn đề mà người Mỹ quan tâm nhất là nền kinh tế.

Cuộc bầu cử diễn ra vào thời điểm nước Mỹ xảy ra cuộc khủng hoảng có thể là tồi tệ nhất kể từ gần 80 năm qua. Vị tổng thống sắp tới sẽ là người đóng vai trò quan trọng trong việc nền kinh tế Mỹ vượt qua khó khăn ra sao.

Dưới đây là tóm tắt những quan điểm quan trọng nhất trong kế hoạch giải quyết những vấn đề trọng tâm của nền kinh tế của Tổng thống mới đắc cử Barack Obama.

Thuế

- Thuế thu nhập: Ông Barack Obama sẽ giữ phần lớn các mức thuế thu nhập như cũ, duy trì chính sách giảm thuế của ông Bush cho phần lớn những người nộp thuế thu nhập cá nhân đến năm 2011. Tuy nhiên, với những hộ gia đình có thu nhập hơn 250.000 USD (hoặc các cá nhân có thu nhập hơn 200.000 USD) sẽ phải trở lại nộp mức thuế cao như cũ. 

- Thuế bất động sản: Ông Obama dự định đánh thuế thừa kế ở mức 45% đối với những bất động sản có giá trị trên 3,5 triệu USD.

- Thuế thu nhập từ tài sản đầu tư: Ông Obama sẽ tăng hạn chế một số loại thuế thu nhập từ đầu tư, thuế cổ tức, hay các hộ gia đình có thu nhập cao. Mức thuế tối đa với một số loại sẽ tăng lên từ 20 đến 25%.

- Chương trình giảm thuế mới: Obama dự định thực hiện một số ưu đãi tín dụng dành cho các gia đình gặp khó khăn, sinh viên... Ông cũng sẽ cho phép hoàn thuế đến 6,2% thu nhập, tối đa là 8.100 USD. Sinh viên có thể được cấp tín dụng hàng năm là 4.000 USD để trang trải chi phí học tập. Thuế thu nhập đối với những người lớn tuổi có thu nhập dưới 50.000 USD cũng sẽ được loại bỏ.

- Kích thích kinh tế: Obama dự định dành ưu đãi thuế ở mức 3.000 USD cho mỗi việc làm mới mà các doanh nghiệp tạo thêm trong năm nay và năm tới, để kích thích nền kinh tế đang suy yếu. Ông cũng tạm thời bỏ thuế đối với trợ cấp thất nghiệp và thuế đối với khoản tiền hưu trí.

- Thuế kinh doanh: Obama sẽ bỏ tất cả các thuế thu nhập từ tài sản đầu tư với các doanh nghiệp nhỏ. Ông cũng dành ưu đãi về thuế cho các hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển) và sản xuất năng lượng tái sinh. Với các tập đoàn, ông loại bỏ một số lỗ hổng về thuế mà ông cho là có lợi cho các công ty xăng dầu. Các tập đoàn tạo được nhiều việc làm ở Mỹ sẽ được giảm thuế và các tập đoàn tạo việc làm ở nước ngoài sẽ bị tăng thuế.

Việc làm

- Việc làm mới: Ông Obama muốn dành 50 tỷ USD để thúc đẩy kinh tế. Ông dự định chi 25 tỷ USD để duy trì việc làm trong ngành cầu đường và tài trợ sửa chữa trường học. Ông cho rằng việc làm này sẽ giữ được hơn 1 triệu việc làm.

- "Việc làm xanh": Obama muốn tạo 5 triệu "việc làm xanh" mới và đầu tu 150 tỷ USD trong 10 năm vào các ngành năng lượng sinh học, động cơ thân thiện môi trường, năng lượng tái sinh quy mô thương mại, nhà máy sử dụng năng lượng than đá... Ông cũng muốn mở rộng đầu tư vào giao thông liên bang với tổng số tiền 60 tỷ USD trong 10 năm tới. Theo ông, sẽ có 2 triệu việc làm mới từ kế hoạch này.

- Thất nghiệp: Ôbama kêu gọi mở rộng tạm thời chương trình bảo hiểm thất nghiệp cho cả những người làm việc nửa ngày và công việc không ổn định.

- Thương mại: Obama cho biết ông sẽ phản đối các hiệp định thương mại không tạo ra nhiều việc làm và ảnh hưởng tới môi trường. Obama muốn đàm phán lại Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ với Canada và Mexico để có các điều khoản có lợi hơn cho công nhân Mỹ.

- Chính sách nhập cư: Obama ủng hộ tăng cường an ninh biên giới bằng cách tăng nhân sự, công nghệ và cơ sở hạ tầng. Ông dự định tăng mức phạt nặng hơn với những chủ lao động thuê người nhập cư thiếu giấy tờ. Cùng với đó, ông muốn tăng số người nhập cư hợp pháp để cho các gia đình được đoàn tụ và đáp ứng các nhu cầu việc làm mà trong nước đang thiếu. Những lao động nhập cư không giấy tờ sau khi được kiểm tra rõ ràng sẽ có cơ hội được cấp quyền công dân.

- Gia đình/công việc: Obama muốn tăng gấp đôi hỗ trợ cho các chương trình ngoại khoá, ưu đãi thuế cho các gia đình thu nhập thấp để hỗ trợ chi phí nuôi con, khuyến khích các công việc có giờ giấc linh hoạt.

- Lương tối thiểu: Obama sẽ tăng lương tối thiếu lên 9,5 USD/giờ kể từ năm 2011 (so với mức 7,25 USD/giờ của năm 2009).

Với khủng hoảng tài chính

- Người sở hữu nhà: Obama dự định yêu cầu các tổ chức tài chính tham gia vào chương trình hỗ trợ của Bộ Tài chính để tạm ngừng việc tịch biên nhà sau 90 ngày với những người đi vay thế chấp bằng nhà họ đang ở và có những nỗ lực “đáng tin tưởng” để trả nợ. Ông cũng ủng hộ một sắc luật đã được thông qua về việc khuyến khích các nhà cho vay thế chấp tự nguyện giảm nhẹ các khoản vay. Trước khi cuộc khủng hoảng trở nên tồi tệ trong tháng qua, Obama dự định kiểm soát kỹ hơn ngành cho vay thế chấp, tiêu chuẩn hoá một cách minh bạch các điều khoản thế chấp, và cho phép quan toà điều chỉnh các điều khoản cho vay thế chấp trong trường hợp phá sản.

- Thất nghiệp: Obama dự định tạm thời không đánh thuế trợ cấp, bối thường thất nghiệp, và nâng các trợ cấp cho người thất nghiệp.

- Việc làm: Ông kêu gọi một chương trình ưu đãi thuế tạm thời ở mức 3.000 USD cho mỗi việc làm full-time được tạo ra trên toàn nước Mỹ trong hai năm tới. Ông dự định một chương trình 60 tỷ USD để cải thiện đường sá và cơ sở hạ tầng, ủng hộ chi 150 tỷ USD cho các phát minh năng lượng xanh. Cả hai chương trình này đều sẽ hỗ trợ cho việc tạo thêm việc làm.

- Obama sẽ cấp các khoản vay ngắn hạn cho các chính quyền bang và địa phương đang bị thiếu tiền mặt. Nhiều bang tại Mỹ đang phải đương đầu việc giảm thuế, thâm hụt ngân sách trong khi giá nhà giảm và kinh tế suy yếu. 

(Theo VnMedia)

Các tin khác

Hôm qua 5.11, trả lời câu hỏi của báo chí đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc ông Barack Obama đã được bầu làm Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Dũng, cho biết: "Chúng tôi chân thành chúc mừng ngài Barack Obama được bầu làm Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

Tổng thống Nga Medvedev đọc thông điệp liên bang lần đầu tiên.

Trong Thông điệp Liên bang ngày 5/11, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã đề xuất kéo dài nhiệm kỳ Tổng thống lên 6 năm và của Duma quốc gia Nga (tức Hạ viện Nga) lên 5 năm.

Người dân chạy loạn đang chờ lĩnh thực phẩm tại Kibati, sát thành phố Goma, ngày 1-11-2008.

Ngày 4-11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính có khoảng 2,5 triệu người dân CHDC Congo tại tỉnh Bắc Kivu, đang bị dịch tả và sởi đe dọa.

Kết thúc gần 2 ngày làm việc, trưa 5/11 tại Hà Nội, Hội nghị thường niên lần thứ 16 nhóm đặc nhiệm phòng, chống HIV/AIDS của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thông qua chương trình "10 quốc gia chung một cộng đồng" ngăn chặn đại dịch HIV/AIDS.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục