Nga và Gruzia ngồi vào bàn đàm phán

  • Cập nhật: Thứ năm, 20/11/2008 | 12:00:00 AM

Hôm qua 19/11, tại Geneva (Thụy Sĩ), đại diện của Nga và Gruzia bắt đầu cuộc đàm phán vòng hai nhằm xoa dịu những căng thẳng sau cuộc xung đột ở vùng Nam Caucasus hồi tháng Tám.

Thứ trưởng Ngoại giao Grigori Karassine - Trưởng đoàn đàm phán Nga.
Thứ trưởng Ngoại giao Grigori Karassine - Trưởng đoàn đàm phán Nga.

Vậy là bắt đầu lại. Một tháng sau thất bại trong cuộc đàm phán vòng đầu tiên, hôm nay tại Palais des Nations (trụ sở chính của Liên Hợp Quốc ở Geneva), diễn ra cuộc đàm phán vòng hai giữa Nga và Gruzia.

Dưới sự bảo trợ của Liên minh Châu Âu (EU), Liên Hợp Quốc (LHQ), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), các phái đoàn tham gia cuộc đàm phán bao gồm Nga, Gruzia, Mỹ, hai nước Cộng hòa ly khai Nam Ossetia và Abkhazia.

Tránh "lịch sử lặp lại", các nhà tổ chức hướng cuộc đàm phán vào việc khôi phục an ninh, trật tự của khu vực và các hoạt động nhân đạo giúp người dân ổn định cuộc sống.

Các nhà ngoại giao châu Âu đều tỏ ra lạc quan. Cuộc họp lần này có vẻ diễn ra trong một không khí bớt căng thẳng hơn lần trước.

Hôm 15/10, cuộc đàm phán vòng một đã thất bại do Gruzia không chấp nhận đại diện của Nam Ossetia và Abkhazia – Hai nước Cộng hòa ly khai được Nga công nhận độc lập ngày 26/8.

Căng thẳng diễn ra giữa Nga và Gruzia kể từ ngày 7/8 khi Gruzia đã tiến hành một cuộc tấn công tổng lực vào Nam Ossetia. Ngay lập tức Nga đã buộc phải triển khai binh sĩ đến vùng này, nơi có lực lượng gìn giữ hòa bình Nga và nhiều người dân mang quốc tịch Nga sinh sống.

Nam Ossetia là một vùng lãnh thổ ở Nam Caucasus, là một trong hai vùng tự trị thuộc Gruzia kể từ khi nước này tách ra độc lập đầu những năm 1990 khi Liên bang Xô viết sụp đổ.

Dân số Nam Ossetia có khoảng 100.000 người, họ muốn chung sống với người anh em Bắc Ossetia - vốn là nước cộng hòa tự trị thuộc Nga. Phần đông người dân Nam Ossetia cho rằng nếu họ nhập vào Nga thì đời sống của họ tốt hơn nhiều.

Hơn 3 tháng sau khi cuộc xung đột xảy ra, cả người dân Gruzia và cộng đồng quốc tế đều cho rằng cuộc tấn công của Tbilissi vào Nam Ossetia là không cần thiết.

Ở Tbilissi, phe đối lập bắt đầu cáo buộc Tổng thống Mikhail Saakachvili đã phát động một cuộc chiến tranh mà họ không thể giành thắng lợi và khiến nhiều dân thường thiệt mạng và phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.

Hôm 7/11, hàng chục ngàn người xuống đường biểu tình trước Quốc hội ở thủ đô Gruzia đòi Tổng thống Gruzia phải từ chức.

Ryan Grist, một trong 3 nhà quan sát của OSCE ở Nam Ossetia và Abkhazia trước khi xung đột xảy ra cho biết quân đội Gruzia là người khơi mào cuộc xung đột ở vùng ly khai - nơi mà lực lượng gìn giữ hòa Nga đã hiện diện từ nhiều năm trước đó. Khẳng định này còn được xác minh bởi bà Heidi Tagliavini, lãnh đạo một ban điều tra về cuộc xung đột ở Gruzia.

Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay đã khiến Gruzia dường như bị các nước phương Tây bỏ rơi. Nhất là từ khi ông Barack Obama đắc cử Tổng thống Mỹ. Với những chính sách ngoại giao mềm dẻo, tân Tổng thống da màu sẽ khó tiếp tục ủng hộ Gruzia bằng mọi giá.

EU đang muốn xích lại gần hơn với Moscow khi mà khu vực này đang phụ thuộc lớn vào Nga trong lĩnh vực năng lượng.

Hôm 10/11, hầu hết Ngoại trưởng các quốc gia EU đã nhất trí nối lại các cuộc đàm phán đối tác chiến lược mới với Nga. Vòng đàm phán đầu tiên giữa Nga và EU về hiệp ước này diễn ra ngày 4/7. Sau đó, đầu tháng 9, EU đã quyết định tạm hoãn vòng 2 cuộc đàm phán do cuộc xung đột ở Gruzia.

Tiến trình tái khởi động đàm phán hợp tác chiến lược Nga – EU sẽ được tiến hành sau cuộc đàm phán giữa Nga và Gruzia hôm nay.

(Theo TPO)

Các tin khác
Tàu chiến INS Tabar của Hải quân Ấn độ hộ tống tàu MV Jag Arnav đến nơi an toàn sau khi ngăn chặn được bọn cướp biển.

Ngày 19-11, các nguồn tin từ Cơ quan Hàng hải quốc tế (IMB) cho biết hải tặc ở vịnh Aden vừa bắt cóc thêm 2 chiếc tàu, 1 tàu chở hàng của Hy Lạp với khoảng 25 thủy thủ và 1 tàu đánh cá của Thái Lan với 16 thủy thủ và 1 tàu chở hàng của Iran cùng 25 thủy thủ.

Cựu Thủ tướng Thaksin.

Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra dự định sẽ tuyên bố quay trở lại chính trường trong một bài phát biểu qua điện thoại trước hàng nghìn người ủng hộ tại Sân vận động Quốc gia ở thủ đô Bangkok vào tháng tới, nghị sĩ Đảng Quyền lực nhân dân Jatuporn Promphan cho biết.

Theo Reuters, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào đã tới Cuba ngày 17-11, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cuba hai ngày nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác song phương.

Hội nghị lãnh đạo APEC diễn ra tại Peru trong các ngày 22-23/11.

Tiếp sau hội nghị thượng đỉnh tài chính của nhóm G20, hội nghị APEC được nhóm họp và dự kiến đưa ra tuyên bố tiếp tục mở cửa thị trường như một biện pháp hữu hiệu để vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục