Tạm biệt G20, đón chào APEC

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/11/2008 | 12:00:00 AM

Tiếp sau hội nghị thượng đỉnh tài chính của nhóm G20, hội nghị APEC được nhóm họp và dự kiến đưa ra tuyên bố tiếp tục mở cửa thị trường như một biện pháp hữu hiệu để vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế.

Hội nghị lãnh đạo APEC diễn ra tại Peru trong các ngày 22-23/11.
Hội nghị lãnh đạo APEC diễn ra tại Peru trong các ngày 22-23/11.

Chủ tịch Ủy ban thương mại và đầu tư APEC Elizabeth Chelliah hôm 18/11 cho biết, thông điệp chủ chốt sẽ được đưa ra sau cuộc họp lãnh đạo APEC vào cuối tuần này sẽ là "chúng ta phải tiếp tục mở cửa thị trường thay vì đóng nó lại".

Phát biểu tại buổi họp báo trong tuần lễ lãnh đạo của hội nghị thượng đỉnh hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) - diễn ra từ 16/11 ở thủ đô Lima của Peru, bà Elizabeth nói, các nền kinh tế đang gặp khó khăn chỉ có thể đứng vững khi mà dòng chảy tự do của hàng hóa, tín dụng, đầu tư và lao động được đảm bảo.

Vị chủ tịch này cảnh báo rằng nếu một nền kinh tế áp dụng bảo hộ thương mại, hiệu ứng đôminô vốn tiêu cực sẽ xuất hiện và làm cho tình hình càng xấu thêm

Ủy ban do bà Chelliah lãnh đạo sẽ trình một báo cáo lên hội nghị bộ trưởng APEC vào cuối tuần này nhằm đưa các kiến nghị về việc APEC nên làm gì để hỗ trợ hệ thống giao dịch đa phương, các thỏa thuận thương mại khu vực chất lượng cao cũng như củng cố quyền sở hữu trí tuệ.

Theo lịch trình, quan chức APEC họp tại Lima vào 16-17/11, hội đồng cố vấn kinh doanh APEC họp từ 17-20/11, hội nghị bộ trưởng diễn ra trong hai ngày 19 và 20/11, hội nghị thượng đỉnh các giám đốc điều hành (CEO) từ 20-23/11, và hội nghị các nhà lãnh đạo APEC lần thứ 16 diễn ra vào ngày 22 và 23/11. 

Bốn ngày trước khi hội nghị lãnh đạo APEC diễn ra, Chính phủ Peru đã có những nỗ lực lớn để thủ đô Lima có diện mạo đẹp nhất, các tòa nhà được tân trang, lực lượng an ninh được triển khai mạnh ở khắp các phố lớn.

Do sự kiện này quan trọng, Peru đã tăng cường các biện pháp an ninh để đảm bảo an toàn cho các nhà lãnh đạo APEC, Bộ trưởng Nội vụ nước này Remigio Hernani hôm 18/11 cho biết.

Theo Kế hoạch triển khai APEC 2008 do ông Hernani trình bày, nhà chức trách Peru đã triển khai khoảng 99.000 nhân viên an ninh để bảo vệ các nhà lãnh đạo, bộ trưởng, lãnh đạo doanh nghiệp dự hội nghị, báo địa phương Peru.21 đưa tin.

Có tổng số 19 lãnh đạo các nước, gồm cả Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Tổng thống Mỹ Bush sẽ dự hội nghị các nhà lãnh đạo, sẽ diễn ra trong ngày 22 và 23/11.

Trong hội nghị, các nhà lãnh đạo dự kiến sẽ ký hàng loạt thỏa thuận về tiếp cận thị trường, bảo hiểm, thương mại điện tử, thủ tục hải quan, thay đổi khí hậu và hạ tầng giao thông.

Ngoài ra, các quan chức sẽ thảo luận về biện pháp chống tham nhũng, thúc đẩy giáo dục, khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện tại và vòng đàm phán thương mại Doha được mong đợi là vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của cuộc họp.

Được thành lập năm 1989, APEC gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan, Indonesia, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Papua New Guinea, Peru, Philippines, Nga, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ và Việt Nam.

(Theo VietNamNet)

Các tin khác
Nga đã đưa quân vào đánh trả Gruzia hồi tháng 8 sau khi Tbilisi tấn công Nam Ossetia.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov hôm 18/11 đã lên tiếng cảnh báo rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm củng cố lực lượng quân đội của Gruzia cũng sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc hơn là vụ xung đột hồi tháng 8.

Theo thông tin từ Venezuela, quốc gia Nam Mỹ này vừa ký với Iran thỏa thuận thành lập “Trường Đại học Các nền văn minh” tại thủ đô Caracas nhằm giảng dạy chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI.

Đồ chơi gấu bông do Trung Quốc sản xuất nhập khẩu vào EU.

Ngày 17-11, trong cuộc họp ba bên tại Brussels (Bỉ), EU yêu cầu Trung Quốc phải làm tốt hơn nữa trong việc tuân thủ các điều kiện về sản xuất đồ chơi nhập khẩu vào thị trường EU, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ các lô hàng đồ chơi nhập khẩu từ Trung Quốc để bán trong mùa Giáng sinh tới.

Hai loại máy bay ném bom chiến lược của Nga Tu-95 và Tu-160 (phải).

Bên cạnh việc triển khai tên lửa chiến thuật Iskander gần biên giới Ba Lan, Nga có thể sử dụng vũ khí có khả năng tàn phá ở mức "hủy diệt" của lực lượng không quân để chống lại kế hoạch lá chắn hỏa tiễn của Mỹ ở châu Âu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục