Châu Âu chưa nhận được khí đốt của Nga

  • Cập nhật: Thứ tư, 14/1/2009 | 12:00:00 AM

Trước tình hình này, các nước châu Âu thực sự lo ngại về an ninh năng lượng của mình.

Mặc dù Nga, Ukraine và EU đã ký thoả thuận đảm bảo việc trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine tới các nước châu Âu, và Nga đã nối lại việc cung cấp khí đốt cho châu Âu từ ngày 13/1, nhưng cuộc khủng hoảng khí đốt giữa Nga và Ukraine tiếp tục có những diễn biến phức tạp mới. 10 giờ sáng 13/1 theo giờ Moscow, tại trạm đo khí đốt “Sudzha” sát biên giới Ukraine, Tập đoàn “Gazprom” đã cho vận hành hệ thống bơm khí đốt để trung chuyển qua Ukraine vào châu Âu với công suất hơn 76 triệu m3/ngày đêm, trước sự chứng kiến của các quan sát viên quốc tế. Sau gần 3 giờ áp suất trong tuyến đường ống đã tăng cao hơn mức bình thường, hệ thống báo khí đốt của Nga đã được chuyển tới biên giới, xong phía Ukraine không tiếp nhận.

Phía Ukraine chưa đưa ra giải thích nào về tình trạng này và không cho phép các quan sát viên của Nga tới các công trình liên quan đến việc trung chuyển khí đốt trên lãnh thổ Ukraine. Như vậy, các nước ở châu Âu vẫn chưa nhận được khí đốt từ Nga. Cũng trong ngày 13/1, Thủ tướng Nga Putin đã trực tiếp tới Trung tâm điều phối của Tập đoàn“Gasprom” để kiểm tra và tìm hiểu nguyên nhân phía Ukraine không tiếp nhận khí đốt từ Nga. Thủ tướng Nga Putin cho rằng, nếu khí đốt chưa được chuyển qua Ukraine thì “Gasprom” cần xem xét giải pháp tiếp theo để khí đốt đến được thị trường châu Âu.

Về phía Ukraine, giám đốc điều hành Tập đoàn “Naftogas Ukraina” Olec Dubina cho biết, hệ thống đường ống trung chuyển của Ukraine không thể tiếp nhận hơn 76 triệu m3 khí đốt từ Nga vì từ ngày mùng 7/1, toàn bộ hệ thống đường ống của Ukraine đã hoạt động trong một hệ thống nhất. Nếu tiếp nhận khí đốt để trung chuyển sang châu Âu thì một số tỉnh của Ukraine sẽ không có khí đốt để sử dụng. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Viktor Yushchenko lại tuyên bố “Ukraine và đối tác trung chuyển khí đốt tin cậy của Nga và không có hành động nào nhằm ngừng cung cấp khí đốt của Nga sang các nước châu Âu”. Trước tình hình này, các nước châu Âu thực sự lo ngại về an ninh năng lượng của mình. Trong ngày 14/1, Thủ tướng Bungari và Slovakia tới Moscow để hội đàm với Thủ tướng Nga Putin, dự kiến sau đó sẽ tới Kiev để hội đàm với Thủ tướng Ukraine Timoshenko. Còn Tổng thống Rumani trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Nga Putin cho rằng, Ukraine phải chịu trách nhiệm trong việc trung chuyển khí đốt sang châu Âu.

(Theo VOV)

Các tin khác
Người dân Palestine cố thu nhặt đồ đạc của mình trong những ngôi nhà đã bị phá huỷ

Những người dân kinh hoàng chạy đi tìm chỗ ẩn náu khi bộ binh Israel với sự yểm trợ của xe tăng đã tiến vào thành phố Gaza.

Bản đồ EU gây tranh cãi

Cộng hòa Czech, tân Chủ tịch luân phiên của EU, đã cho dựng một bản đồ EU gây tranh cãi tại tòa nhà Hội đồng các bộ trưởng ở Brussels (Bỉ), nơi chuyên tiếp đón nguyên thủ các nước trong những hội nghị thượng đỉnh.

Tổng thống đắc cử Ô-ba-ma đang rất bận rộn trước lễ nhậm chức vào ngày 20-1.

Ngày 12-1 (giờ địa phương), Tổng thống đắc cử Ba-rắc Ô-ba-ma đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Mê-hi-cô Phê-li-pê Can-đê-rôn tại Oa-sinh-tơn, Mỹ. Trong cuộc hội đàm, ông B. Ô-ba-ma cam kết tiếp tục thắt chặt quan hệ hợp tác song phương, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng. Đây là cuộc hội đàm với một nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên của ông Ô-ba-ma kể từ tháng 11 năm ngoái, khi ông đắc cử Tổng thống.

Ông Bush bồng một em bé đang khóc thét vào năm 2007.

Ngày 13-1, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã có cuộc họp báo cuối cùng tại Nhà Trắng trước khi kết thúc nhiệm kỳ, trong đó ông ôn lại tám năm ở cương vị một người nhiều quyền lực trên thế giới và đưa ra những lời khuyên cho người kế nhiệm Barack Obama

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục