Thế giới và những tập tục đón mừng năm mới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 30/1/2009 | 12:00:00 AM

Ngày lễ đón mừng năm mới đối với Đế chế Anh và các thuộc địa của mình thay đổi liên tục trong suốt chiều dài lịch sử. Mãi đến tận năm 1752, người Anh sinh sống tại Châu Mỹ quyết định điều chỉnh lịch Rregoria và kể từ thời điểm đó ngày 1/1 dương lịch hàng năm được chọn là ngày đón mừng năm mới đối với người Mỹ.

Quảng trường thời gian tại New York là nơi người dân Mỹ tập trung nhiều nhất trong đêm giao thừa.
Quảng trường thời gian tại New York là nơi người dân Mỹ tập trung nhiều nhất trong đêm giao thừa.

Phong tục và cách thức đón mừng năm mới của người dân sống ở các quốc gia trên thế giới có sự khác nhau do sự khác biệt về vị trí địa lý và vấn đề tôn giáo đem lại.

Đối với người theo đạo Hồi, lễ đón mừng năm mới thường bắt đầu bằng việc mặc những bộ quần áo mới. Với các quốc gia sinh sống tại khu vực Đông Á, người dân thường thả cá, rùa và phóng sinh các loài chim nhỏ để cầu mong sẽ gặp may mắn trong suốt 12 tháng tiếp theo của năm mới.

Những màn trình diễn pháo hoa tuyệt đẹp tại Quàng trưởng thời gian.

Người Do Thái thì coi ngày đầu tiên của năm mới  như ngày lễ thánh và những bữa ăn trong ngày trọng đại này thường được chuẩn bị rất chu đáo bằng những loại thức ăn đặc biệt dành riêng cho ngày lễ.

Người Hindu ở Ấn Độ có phong tục rất kỳ lạ là bày biện tất cả rương hòm trong nhà gần giường ngủ để trong ngày tết họ có thể nhìn ngắm thoả thích những đồ đạc quý giá của gia đình mình.

Tuy vậy, đón năm mới dưới hình thức nào hay ở bất cứ nơi đâu trên thế giới đều có chung một điểm đó chính là niềm mong ước sẽ đón nhận một cuộc sống tốt đẹp, thịnh vượng hơn năm cũ. Tất cả mọi người đều chúc tụng nhau những lời tốt đẹp, tự hứa với mình sẽ sống tốt hơn trong năm tiếp theo.

Đối với người Mỹ, ngày lễ đón mừng năm mới chính thức là ngày 1/1 dương lịch hàng năm. Tuy nhiên, người Mỹ thường bắt đầu chào đón năm mới vào ngày cuối cùng của tháng 1 (31/1) tức là ngày giao thừa giữa năm cũ và năm mới.

Những đoàn xe kết hoa tuần hành trên các đường phố Mỹ trong ngày đầu tiên của năm mới.

Trong ngày giao thừa người Mỹ thường tổ chức các buổi khiêu vũ hoá trang, Những vị khách được mời sẽ mặc những bộ quần áo truyền thống theo lối cũ và đeo những chiếc mặt nạ để người khác khó nhận ra mình. Theo truyền thống của người Mỹ trước đây, các vị khách được mời sẽ chỉ tháo mặt nạ vào đúng thời điểm giao thừa đêm 31/1.

Những cây cải bắp được nhuộn màu thành những bông hồng rực rỡ gắn trên những chiếc xe kéo.

Tối giao thừa 31/1 hàng năm đối với người Mỹ là những bữa tiệc thâu đêm, nhiều gia đình Mỹ thường xem truyền hình vào đêm giao thừa. Đây cũng chính là một trong những phần không thể thiếu đối với người Mỹ trong đêm cuối cùng của năm cũ.

Trong ngày này, gần như tất cả các kênh truyền  hình của Mỹ đều chiếu cảnh trực tiếp truyền về từ Quảng trường thời gian (Times Square) ở trung tâm thành phố New York nơi luôn đông nghịt người đến chờ đợi thời khắc giao thừa.

Thi đấu bóng bầu dục là sự kiện không thể thiếu trong ngày đón năm mới của người Mỹ.

Người dân Mỹ thường tập trung tại Quảng trường thời gian ở New York để cùng đếm ngược thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Trước đây, vào phút cuối cùng của năm cũ, người ta thả một quả bóng từ đỉnh của một toà nhà cao tầng gần Quảng trường thời gian để cho quả bóng này rơi từ từ xuống dưới đất, tất cả những người có mặt quanh đó sẽ cùng đếm ngược thời gian.

Khi quả bóng rơi xuống đất cũng là lúc kết thúc năm cũ chuyển sang năm mới. Mọi người ôm hôn nhau chúc mừng những lời  tốt đẹp và lời chúc người ta hay nói nhất là “Happy New Year”.

Những gánh xiếc cũng tham gia vào đoàn tuần hành năm mới.

Vào ngày đầu tiên của năm mới 1/1, người Mỹ thường đi thăm bạn bè, họ hàng và những người hàng xóm.

Thói quen của người Mỹ và Châu Âu có vẻ như hơi khác với người Châu Á. Bạn bè mới là những người được đến thăm đầu tiên sau đó mới đến họ hàng thân thích và hàng xóm láng giềng. Người Châu Á thì ngược lại, ông bà, cha mẹ, họ hàng đều được đến đầu tiên rồi mới đến hàng xóm và bạn bè.

Về sau này, càng có thêm nhiều môn thể thao được đưa vào danh sách thi đấu trong ngày đầu năm mới.

Mỗi lần đến thăm và chúc tết bạn bè trong ngày đầu tiên của năm mới, người Mỹ được bạn bè và người thân mời ăn uống và dự tiệc.

Nhiều gia đình Mỹ mời bạn bè đến để cùng xem truyền hình trực tiếp các đoàn xe được trang trí bằng hoa có tên Tournament of Roses được cử hành ngay trước giải bóng bầu dục truyền thống của Mỹ Rose Bowl football được tổ chức tại Pasadena bang California.

Các đoàn xe tuần hành Tournament of Roses lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1887 khi một  nhà động vật học đề nghị Câu lạc bộ Valley Hunt ở Pasadena bang California rằng họ nên tổ chức thường xuyên một buổi lễ trang trọng đánh dấu thời điểm những trang trại cam ở California chín nhân dịp đầu năm.

Một đôi tình nhân chụp ảnh trong đêm giao thừa tại Quảng trường thời gian.

Buổi tuần hành đầu tiên đánh dấu ngày cam chín tại bang California diễn ra đúng ngày đầu năm. Ban đầu có sự xuất hiện của các cỗ xe ngựa kéo được trang trí rất đẹp bằng các loại hoa trái. Buổi chiều ngày 1/1, các sự kiện thể thao cũng được tổ chức. Và vào đêm giao thừa, đội bóng chày chiến thắng và cỗ xe kéo được trang trí đẹp nhất sẽ được vinh danh và nhận giải thưởng.

Những năm về sau, truyền thống của bang California lan sang các bang khác. Nhiều sự kiện và các môn thể thao khác nhau đã được thay thế và bổ sung vào danh sách những môn thi đấu trong ngày tết đầu năm của người dân Mỹ.

Việc chuẩn bị cho các sự kiện đón mừng năm mới cho năm tiếp theo sẽ được bàn bạc ngay sau ngày 1/1.

Chủ để của các buổi tuần hành bằng xe hoa trang trí mỗi năm một khác nhau và tuỳ thuộc vào từng bang. Ví dụ, tại bang Florida, người ta tổ chức các đoàn tuần hành Cam (Orange Bowl); bang Texas tổ chức lễ hội Bông (Cotton Bowl) còn bang Louisiana lại tổ chức lễ hội Đường (Sugar Bowl) vì nơi đây trồng rất nhiều mía.

Công việc chuẩn bị và lên kế hoạch cho các buổi tuần hành bằng xe kéo trang trí cho năm tiếp theo được những người tổ chức và bàn bạc thống nhất ngay sau đó 1 ngày tức là ngày mùng 2/1 hàng năm.

 

(Theo VietNamNet)

Các tin khác
Obama đọc lời tuyên thệ.

"Tôi, Barack Hussein Obama long trọng thề rằng tôi sẽ trung thành thực hiện chức vụ Tổng thống của nước Mỹ và sẽ dốc hết khả năng để giữ gìn, bảo vệ và bênh vực Hiến pháp Mỹ", Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ đã chính thức tuyên thệ nhậm chức.

Tập đoàn Goldman Sachs Group Inc. cho rằng giá dầu sẽ chỉ quay đầu hồi phục trở lại sau khi tụt giảm xuống khoảng 30 USD/thùng.

Giá dầu trong phiên giao dịch đầu tuần mới (19/1) trên sàn New York bất ngờ tụt giảm 5,78% xuống dưới 35 USD/thùng do giới đầu tư lo ngại suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ khiến tiêu thụ dầu giảm năm thứ 2 liên tiếp.

Trung Quốc bị coi là quốc gia tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát cúm gia cầm do có số lượng gia cầm lớn nhất thế giới với hàng chục triệu con được chăn nuôi tại các khu vực đông dân cư.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 19-1 đưa tin một phụ nữ 27 tuổi ở tỉnh Sơn Đông vừa tử vong do cúm gia cầm - ca tử vong thứ hai tại nước này chỉ trong vòng hai tuần qua.

Tổng thống thứ 44 và phu nhân vẫy tay chào đón hàng trăm ngàn người tại khu vực Đài tưởng niệm Lincoln.

Hôm nay, 20-1 (giờ địa phương), ông Barack Obama sẽ chính thức trở thành Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ sau khi tuyên thệ nhậm chức tại Đồi Capitol. Điểm nhấn của lễ tuyên thệ là bài phát biểu mà ông Obama sẽ nói trong vòng 15 - 20 phút. Dân chúng lắng nghe và tìm kiếm thông điệp nổi bật nhất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục