Người biểu tình áo vàng Thái Lan giờ ở đâu?

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/2/2009 | 12:00:00 AM

Trong gần như suốt năm ngoái, các tin tức từ Thái Lan tràn ngập thông tin về phong trào biểu tình của những người áo vàng - lực lượng Liên minh Nhân dân vì Dân chủ (PAD), nhóm đã khiến hai thủ tướng nước này liên tiếp mất chức. Tuy nhiên, kể từ tháng 12, PAD đã biến mất khỏi chính trường. Vậy họ đang ở đâu?

Người biểu tình áo vàng tập trung ở Kanchanburi.
Người biểu tình áo vàng tập trung ở Kanchanburi.

Đoàn viên

Một khu đất rộng nằm ở ngoại ô Kanchanaburi ở phía tây Thái Lan, được những ngọn đồi đẹp đẽ bao quanh, chỉ trong vòng vài giờ đã trở thành một bãi cắm trại khổng lồ. Lều, bàn ăn và cảnh tắc nghẽn khủng khiếp khi ngày càng nhiều người đổ về đây.

Người ta thấy có nhiều chiếc ô tô hiệu Mercedes hoặc BMW. Không ít người trong đám đông thuộc tầng lớp thượng lưu ở Bangkok đã kéo về đây để ăn mừng chiến thắng với tư cách là lực lượng chính trị nổi dậy.

Bữa tiệc này do Tướng Chamlong Srimuang, một trong năm lãnh đạo chủ chốt của PAD, tổ chức. Ông Sirimuang mở trường học dạy cách làm lãnh đạo và một nông trại tại ngoại ô Kanchanaburi từ những năm 1990.

Đây là lần tập trung lớn đầu tiên của PAD kể từ khi lực lượng này ngừng chiếm giữ sân bay quốc tế Bangkok hôm 3/12. Những người biểu tình từng cùng nhau chiếm giữ văn phòng chính phủ ở Bangkok suốt 3 tháng, đã tay bắt mặt mừng như những người bạn cũ lâu ngày gặp lại.

Tiếng nói của người trong cuộc

Những người biểu tình áo vàng thuộc mọi tầng lớp xã hội nhưng hầu hết là giới trung lưu.

Phóng viên Jonathan Head đã gặp gỡ Galiyani và các bạn của cô, tất cả đều là tiếp viên hàng không của Hãng hàng không quốc gia Thái - Thai Airways.

"Tôi không làm điều này cho công ty của mình, tôi làm vì tôi là công dân Thái", Galiyani nói. "Nếu thấy có gì sai trái thì chúng tôi sẽ phải làm việc gì đó, chúng tôi phải trở thành các nhà hoạt động chính trị. Mỗi khi trở về sau các chuyến bay, tôi sẽ về thẳng nhà, mặc áo phông vàng, lấy cái vỗ tay và xuống đường, hòa mình vào lực lượng của PAD tại tòa nhà chính phủ".

Năm ngoái, phóng viên BBC Jonathan cho hay: "Tôi đã gặp nhiều nhân viên hàng không tại các cuộc biểu tình của PAD và tôi hỏi liệu tất cả bọn họ có ủng hộ phong trào của PAD hay không?.

Họ trả lời ’không’. Công ty của họ cũng như nhiều nơi khác cũng bị chia rẽ giữa một bên ủng hộ và một bên chống lại Thaksin. Tuy nhiên, tất cả bọn họ bị cấm không được thảo luận về chính trị trên máy bay".

Ít người tường tận về việc PAD ủng hộ ai, ngoại trừ biết rõ PAD không ưa cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, và yêu kính hoàng gia. Không ai hiểu rõ PAD muốn nói gì khi kêu gọi một nền chính trị mới. Liệu có phải là một Quốc hội được bầu hay bổ nhiệm? Liệu PAD có đưa Thái Lan thoát khỏi văn hóa tham nhũng? Liệu PAD đã thắng lợi chưa hay lại phải xuống đường một lần nữa?.
Người biểu tình áo vàng thuộc PAD ăn mừng chiến thắng.

Chia sẻ niềm vui nỗi buồn

Không ai dám chắc dù không ai muốn làm một cái gì đó hoành tráng như tái chiếm sân bay. Thay vào đó, họ nói về mối quan hệ cảm nhận được giữa người này và người kia sau nhiều tháng gắn mình với phong trào của PAD tại tòa nhà chính phủ, nơi thỉnh thoảng họ lại bị dính các vụ tấn công bằng lựu đạn, nơi họ xung đột với cảnh sát.

"Trong suốt 192 ngày và đêm, tất cả mọi người cùng ăn, cùng ngủ, cùng khóc và cười. Chúng tôi cùng chia sẻ sự đau buồn chung. Giống như các bộ phim của Spielberg, bạn cũng có cảm nhận tương tự", tiếp viên hàng không Oranee Chindamanee cho biết.

"Có rất nhiều người trước đó chưa từng tham gia một phong trào chính trị nào", Giáo sư Chaiwat Satha-Anand, một nhà khoa học chính trị ở trường đại học Thammasat cho biết. "PAD tạo ra sự giao tiếp về tín ngưỡng bằng mọi cách để mọi người tham gia vào phong trào chính trị của họ. Đó là các cuộc nhóm họp vào buổi tối, các bài phát biểu, nhảy múa, giải trí - nó khiến mọi người cảm giác trở thành một phần của điều có ý nghĩa".

Hầu hết những thành công của PAD trong việc lôi kéo tầng lớp trung lưu phi chính trị ở Thái Lan đều được đưa lên Đài truyền hình ASTV của lực lượng này. ASTV phủ sóng rộng khắp nước qua vệ tinh và cáp. Đài này phát đi chương trình tuyên truyền mạnh, dễ gây xúc động và nó đã lôi cuốn được khán giả.

Nhiều nhân viên của Thai Airways mà phóng viên BBC gặp cho biết, họ nhận thức được những điều sai trái đang diễn ra ở Thái Lan qua ASTV. Khi Jonathan nói rằng, các chương trình của ASTV có lẽ chỉ nói về một khía cạnh của vấn đề thì họ dường như rất ngạc nhiên.

PAD vẫn giữ vai trò quan trọng?

Phóng viên BBC cho hay, ông đã xem chương trình của ASTV cùng với Panthep Wongpuaphan, một nhà hoạt động, đồng thời là một trong vài nhân vật hàng đầu của PAD sẵn sàng trò chuyện với truyền thông nước ngoài.

Khi được hỏi về định hướng chính trị của PAD, Panthep trả lời: "Chúng tôi có thể nói chưa bao giờ đứng về phe tả, chưa bao giờ đứng về phe hữu, chúng tôi đứng giữa lẽ phải".

Hầu hết những người ủng hộ PAD cho rằng, phong trào của lực lượng này là phi bạo lực bất chấp những vụ việc đã được ghi lại như bảo vệ của PAD bắn về phía phe đối lập và cảnh sát. Những người này cũng khẳng định, họ buộc phải chiếm sân bay vì không còn cách nào buộc chính phủ phải lắng nghe họ.

Ông Panthep thì lập luận rằng, họ buộc phải hành động vì dễ bị đánh trong tòa nhà chính phủ. Nhân vật này cũng nói về mục tiêu chính của PAD là làm trong sạch chính trường Thái và thay thế nó bằng "một nền chính trị mới" trong sạch hơn - mà theo định nghĩa của ông này là bổ nhiệm những người có phẩm chất làm bộ trưởng.

Phóng viên BBC cho rằng, nhiều điều về PAD vẫn còn là bí ẩn, đặc biệt là ngân sách hoạt động của họ cũng như danh tính những người ủng hộ nhiều quyền lực. Tuy nhiên, theo ông, PAD đã trở thành lực lượng chính trị mạnh, vẫn có được một số lượng đông đảo những người ủng hộ và PAD chắc chắn sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc định hình nền chính trị Thái Lan trong tương lai.

(Theo VietNamNet)

Các tin khác
Người thân các nạn nhân thiệt mạng trong vụ chen lấn kinh hoàng ủng hộ mở một cuộc điều tra mới về vụ việc.

Ngày 2-5, Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu thông qua dự luật, vốn được các đảng cầm quyền và phe đối lập ủng hộ, nhằm tiến hành một cuộc điều tra mới về vụ chen lấn chết người trong dịp Halloween ở quận Itaewon, thủ đô Seoul vào năm 2022.

Cảnh sát và nhân viên sở cứu hỏa bên ngoài một trường học tại khu Mayur Vihar, Delhi, sau khi nhiều trường học bị đe dọa đánh bom ngày 1-5

Có tới 100 trường học trên khắp Delhi và vùng thủ đô quốc gia (NCR) của Ấn Độ đã nhận được thư điện tử đe dọa đánh bom. Trong đó, hàng chục trường học đã được sơ tán.

Khói bốc lên trong vụ oanh tạc của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza ngày 21/4/2024.

Ngày 1/5, lực lượng Hamas của Palestine tuyên bố các cuộc đàm phán về việc ngừng bắn với Israel sẽ bị đình chỉ nếu Israel tấn công thành phố Rafah ở phía Nam Dải Gaza.

Ông Maris Sangiampongsa, nhà ngoại giao kỳ cựu Thái Lan.

Ngày 1/5, Công báo Hoàng gia (Royal Gazette) Thái Lan đưa tin, ông Maris Sangiampongsa đã chính thức được Nhà vua nước này phê chuẩn làm Ngoại trưởng mới của xứ sở chùa vàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục