Kịch bản bất ổn mới ở Trung Đông

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/5/2009 | 12:00:00 AM

Kể từ khi Obama nhậm chức Tổng thống, ông đã có những nỗ lực cụ thể để trực tiếp nói chuyện với thế giới Hồi giáo. Thậm chí, bài diễn văn nhậm chức của ông cũng gửi đi một thông điệp mới và khác biệt từ Mỹ.

Áp phích tranh cử trên các tòa nhà ở Lebanon.
Áp phích tranh cử trên các tòa nhà ở Lebanon.

"Đối với thế giới Hồi giáo, chúng ta tìm kiếm một cách tiến mới, dựa trên sự tôn trọng và quyền lợi của hai bên. Đối với các lãnh đạo khắp thế giới, những người tìm cách gieo mầm xung đột hoặc đổ lỗi về những thói hư tật xấu trong xã hội của họ cho phương Tây, hãy nên biết rằng nhân dân của họ sẽ đánh giá họ dựa trên cái họ có thể xây dựng, chứ không phải cái họ phá hủy", Obama phát biểu vào ngày 20/1.

Tháng tới, Obama sẽ có bài phát biểu trước thế giới Hồi giáo tại Cairo, Ai Cập. Ông sẽ phát biểu vào một thời điểm quan trọng đối với Lebanon, vài ngày trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử ở nước này. Theo nhận định của các chuyên gia, cuộc tổng tuyển cử có thể đưa nhóm Hezbollah lên nắm quyền.

Khả năng Hezbollah nắm quyền có thể làm lung lay nỗ lực của Obama mang lại ổn định và hòa bình ở Trung Đông. Với một trong những đội quân mạnh nhất trong khu vực, Hezbollah sẵn sàng đứng đầu Chính phủ Lebanon với sự trợ giúp của lãnh đạo phe đối lập là Tướng Michel Aoun.

Ông Aoun gần đây tuyên bố sẽ liên minh với khối 8/3 do Hezbollah đứng đầu. Quyết định này sẽ mang lại cho khối 8/3 số ghế cần thiết để kiểm soát Quốc hội sau cuộc tổng tuyển cử 7/6.

Đã có các vụ bạo lực lẻ tẻ trước cuộc bầu cử. Một số áp phích đã bị bôi bẩn. Tuần trước, một văn phòng chính trị liên minh với Hezbollah đã bị đốt trụi.

Mặc dù những hành động bạo lực trên không đáng gì so với tiêu chuẩn bạo lực ở Lebanon, song vụ đốt văn phòng là một lời nhắc nhở đáng sợ về sự kiện tháng 5/2008. Đó là khi các tay súng Hezbollah giành quyền kiểm soát các khu phố ở Thủ đô Beirut, đánh dấu bạo lực tồi tệ nhất tại nước này kể từ khi kết thúc cuộc nội chiến năm 1991.

Nhiều người coi vụ việc trên là sự bẽ mặt đối với khối 14/3 đang cầm quyền của ông Saad Hariri. Khối này đã phải trao cho Hezbollah những nhượng bộ lớn về chính trị để phục hồi trật tự tại Beirut.

Hezbollah đã cáo buộc khối chính trị của Hariri đưa những người Lebanon xa xứ về nước để giành được nhiều phiếu ủng hộ hơn trong cuộc bầu cử sắp tới.

Ông Hariri giành được nhiều ảnh hưởng sau khi cha của ông là cựu Thủ tướng Rafik Hariri bị ám sát năm 2005. Nhiều người Lebanon đã đổ lỗi cho Syria - nước chi phối chính trị và quân sự của Lebaon kể từ khi cuộc nội chiến kết thúc. Vụ ám sát đã làm dấy lên làn sóng phản đối, giúp khối chống Syria của Hariri được bầu vào Quốc hội và buộc Syria rút quân khỏi Lebanon. Damascus đã phủ nhận dính líu tới vụ ám sát Hariri, song các cuộc điều tra của LHQ đã tìm ra bằng chứng về sự dính líu của nước này.

Dường như triều cường lại một lần nữa đang nổi lên ở Lebanon, song lần này nghiêng về phía Hezbollah.

Cách đây ba năm, Hezbollah - nhóm được Syria và Iran hậu thuẫn - đã giao chiến với quân đội Israel. Kể từ đó tới nay, Hezbollah được những người ủng hộ coi là "lực lượng bảo vệ Lebanon".

Vậy điều gì xảy ra vào ngày 8/6 khi thế giới thức dậy và thấy Hezbollah liên minh với Aoun kiểm soát Quốc hội Lebanon, trong khi khối 14/3 của Hariri trở thành đảng đối lập?

Khi Hamas chiến thắng trong các cuộc bầu cử ở Dải Gaza hồi tháng 1/2006, cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã gọi các cuộc bầu cử đó là "tự do và công bằng". Tuy nhiên, tuyên bố đó chẳng tạo ra sự khác biệt gì vì Israel đã thắt chặt các biện pháp phong tỏa vùng lãnh thổ này của Palestine và hai phe nhóm Palestine đối địch là Hamas và Fatah giết nhau trên những khu phố ở Gaza.

Tình hình ở Lebanon sau bầu cử sẽ khác biệt hay tồi tệ hơn Gaza?

Tình hình chính trị ở Lebanon đang biến đổi tương tự như ở Israel. Các cử tri Do Thái đã ủng hộ các đảng bảo thủ, giúp Thủ tướng Netanyahu lên nắm quyền. Thế giới Ảrập coi ông Netanyahu là chính trị gia diều hâu hơn so với người tiền nhiệm Ehud Olmert - người ra lệnh tấn công Hezbollah năm 2006.

Với khoảng 30.000 quả rocket bắn vào Israel từ miền Nam Lebanon, liệu ông Netanyahu có thể thuyết phục các cư dân ở miền Bắc Israel rằng họ an toàn trước một nước láng giềng do các chính trị gia liên minh với Hezbollah kiểm soát?

Tình hình này có nghĩa là thế giới Ảrập sẽ lắng nghe bài diễn văn của ông Obama chặt chẽ hơn vào ngày 4/6 tới ở Cairo để tìm kiếm những dấu hiệu về việc liệu ông có bênh vực cho dân chủ hay không.

(Theo VietNamNet)

Các tin khác
Binh sĩ Sri Lanka tiếp nhận hàng nghìn thường dân chạy khỏi khu vực chiến sự trong ngày 16/5.

Hàng nghìn người dân Sri Lanka nhảy múa và reo hò trên các đường phố sáng 17/5, sau khi Tổng thống Mahinda Rajapaksa tuyên bố quân đội chính phủ sắp giành thắng lợi cuối cùng trong cuộc nội chiến 26 năm với lực lượng li khai.

Nhân chứng Phạm Thế Minh (Việt Nam) tại phiên tòa.

Hôm nay 18-5, Tòa án lương tâm nhân dân quốc tế ủng hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng. Phiên tòa đã kết thúc ngày 16-5 sau 2 ngày làm việc với chương trình nghị sự dày đặc tại Paris, Pháp.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chọn Thống đốc Jon Huntsman (ảnh) của bang Utah làm đại sứ tại Trung Quốc và ông này đã đồng ý nhận nhiệm vụ mới, theo hãng Reuters dẫn một nguồn tin thân cận của ngài thống đốc.

Ngày 15-5, tại Mê-hi-cô, Giám đốc Trung tâm quốc gia về dịch tễ và kiểm soát dịch bệnh Mê-hi-cô, Mi-ghen An-gien Lê-xa-na, thông báo những trường hợp đột biến vi-rút A/H1N1 đã được phát hiện ở Mê-hi-cô. Theo ông, vi-rút đột biến nguy hiểm hơn vi-rút A/H1N1 hiện tại và có khả năng gây nên các ổ dịch mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục