Sông Mekong cạn kỷ lục: 60 triệu người bị ảnh hưởng

  • Cập nhật: Thứ hai, 29/3/2010 | 2:02:46 PM

Nước sông Mekong đang ở mức thấp nhất trong vòng 20 năm qua, khiến hoạt động vận tải hàng hóa và du lịch trên sông tại một số quốc gia châu Á bị ảnh hưởng.

Hạn hán khiến mực nước sông Mekong thấp kỷ lục   
 
Theo Ủy hội sông Mekong (MRC), hiện có khoảng 60 triệu người ở vùng hạ nguồn mà cuộc sống hầu như lệ thuộc hoàn toàn vào sông Mekong. Dòng nước này là một tác nhân kinh tế quan trọng trong khu vực, vừa là nguồn cung cấp lương thực cho cư dân hai bên bờ, vừa là trục giao thông thiết yếu.
 
Mực nước sông giảm đến mức kỷ lục ở đoạn chảy qua tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã khiến hơn 20 chiếc tàu chở hàng bị mắc cạn, khiến hơn 6 triệu người và 3,6 triệu gia súc bị thiếu nước uống.
 
Tại tại Lào và Thái Lan, hoạt động du lịch trên tuyến đường thủy đã bị hủy bỏ. Theo nhật báo Lào Vientiane Times, mực nước sông Mekong chảy qua nhiều địa phương của Lào tiếp tục xuống thấp chưa từng thấy, giảm 10cm mỗi ngày, các trạm thuỷ lợi ở thủ đô Lào đã không đủ nước hoạt động, đe dọa nặng nề vụ mùa của năm huyện ven sông của Vientiane.
 
MRC cũng cho rằng nguyên nhân chính khiến mức nước sông giảm mạnh là do tình trạng hạn hán nghiêm trọng trong vùng, do hiện tượng biến đổi khí hậu gây ra. Ngoài ra, còn do việc xây dựng nhiều con đập qua dòng sông này.
 
Bốn nước yêu cầu Trung Quốc mở cửa đập
 
Báo Kwongwah cho biết gần đây, khu vực tây nam Trung Quốc gặp hạn hán trăm năm chưa từng thấy. Bốn nước Thái Lan, Lào, Việt Nam và Campuchia cũng gặp hạn hán trầm trọng. Các nước này cho rằng Trung Quốc xây đập nước ở thượng nguồn sông Mekong (trong lãnh thổ Trung Quốc gọi là sông Lan Thương) dẫn đến tình trạng hạn hán gia tăng.
 
Các nước thành viên Ủy ban sông Mekong (MRC) gồm Thái Lan, Việt Nam, Lào và Campuchia sẽ cử lãnh đạo đến tham dự hội nghị thượng đỉnh tại Hua Hin từ ngày 3-5/4 và sẽ yêu cầu Trung Quốc “mở cửa đập nước” và thảo luận về việc “Làm thế nào để Trung Quốc mở rộng dòng chảy sông Mekong”.
 
Trung Quốc cũng đã đồng ý tham dự hội nghị này. Theo các phương tiện truyền thông Thái Lan, Trung Quốc đã gửi một bức thư đến cho MRC bày tỏ sẵn sàng cung cấp thông tin về đập thủy điện Cảnh Hồng và Mạn Loan ở tỉnh Vân Nam của nước này để làm dữ liệu nghiên cứu về mực nước sông Mekong.
 
Về vấn đề này, Tiến sĩ Lê Đức Trung, Chánh văn phòng Ủy ban sông Mekong Việt Nam cho biết, ngoài bốn nước là thành viên của MRC (Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan) còn có đại diện cấp cao hai nước Trung Quốc và Myanmar, cùng các quốc gia khác và tổ chức xã hội, cộng đồng trong lưu vực, sẽ tham dự hội nghị.
 
Theo ông Trung, sông Mekong hiện đang xảy ra một trận hạn hán nghiêm trọng trên toàn lưu vực. Đây là một lưu vực sông lớn, xưa nay chỉ có thể xuất hiện hạn hán từng vùng nhưng bây giờ có thể nói dòng chảy đã cạn kiệt trên toàn lưu vực từ thượng lưu của Trung Quốc tới khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Chính vì thế, đại diện cấp cao các nước trong lưu vực sẽ mang tới hội nghị này mối quan tâm lo ngại, làm thế nào đưa ra được các biện pháp cảnh báo hạn hán sớm, giảm nhẹ mức độ thiệt hại.
 
Do đây là lần đầu tiên tổ chức hội nghị cấp cao nên Ủy hội đã chọn chương trình nghị sự đảm bảo sự thành công và nhất trí của tất cả các nước thành viên. Những vấn đề vướng mắc sẽ được bàn riêng tại cuộc họp cấp chuyên viên các nước lưu vực sông Mekong. Chính vì vậy, kết quả mong muốn của hội nghị lần này là việc lãnh đạo bốn nước thành viên Ủy hội thông qua Tuyên bố Hủa Hỉn với chủ đề: “Đáp ứng các nhu cầu, duy trì sự cân bằng: Vì sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong”. Dự kiến thủ tướng bốn nước thành viên sẽ đặt bút ký thông qua bản tuyên bố này.  

 Ngày 5/4 tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong Quốc tế (MRC) tổ chức lần đầu tiên tại thành phố Hủa Hỉn, Thái Lan. Hội nghị sẽ đưa ra những giải pháp, hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và tình trạng khô hạn của dòng Mekong.

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Những ngôi nhà thuộc khu định cư Do thái Maale Adumim ở Đông Jerusalem.

Trong hai ngày hội đàm kín tại Hội nghị thượng đỉnh thường niên Liên đoàn các nước Arập (AL), các nhà lãnh đạo Arập đã thảo luận chiến lược chung đối phó với chính sách của Israel tiếp tục mở rộng các khu định cư Do Thái, khẳng định chính sách này gây cản trở, thậm chí phá hoại các nỗ lực hòa bình Trung Đông.

Người thân của những thợ mỏ đau lòng trước tin dữ.

Hôm nay, 29-3, lực lượng cứu hộ địa phương đang nỗ lực tìm kiếm 153 công nhân bị mắc kẹt ở mỏ than Wangjialing ở Sơn Tây, Tây Bắc Trung Quốc do nước lũ bao quanh khu vực hầm mỏ này vào ngày 28-3.

Những người “áo đỏ” biểu tình chống Chính phủ ở Băng Cốc ngày 28-3.

Theo các hãng tin nước ngoài, sau gần 3 giờ đồng hồ đàm phán căng thẳng, đầu giờ tối 28-3 cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa Thủ tướng Thái Lan Abịxịt Vâygiagiva với ba thủ lĩnh phe "áo đỏ" đã kết thúc mà không đạt được bất kỳ thỏa thuận nào... ngoài việc hai bên nhất trí sẽ gặp lại nhau vào hồi 18 giờ ngày 29-3 khi Thủ tướng Abịxịt trở về Băng Cốc sau chuyến thăm Brunây.

Sẽ không có

“Áo đỏ” hôm nay (27/3) sẽ chỉ tụ họp biểu tình quanh “diễn đàn” chính của lực lượng này tại cầu Phan Fan và hoãn kế hoạch trước đó tiến hành một cuộc biểu tình lớn quanh thủ đô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục