Cần 300 triệu USD để tẩy chất da cam ở Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ năm, 17/6/2010 | 2:46:35 PM

Một ủy ban nghiên cứu hỗn hợp Việt Mỹ vừa công bố số tiền cần có là 300 triệu USD để tẩy độc và hỗ trợ các nạn nhân của chất da cam ở Việt Nam.

Máy bay Mỹ đang rải chất độc diệt lá xuống Việt Nam trong Chiến dịch Ranch Hand.
Máy bay Mỹ đang rải chất độc diệt lá xuống Việt Nam trong Chiến dịch Ranch Hand.

Đã 35 năm qua kể từ sau chiến tranh và 15 năm kể từ khi tái lập quan hệ ngoại giao, chất da cam vẫn còn là một vấn đề gai góc giữa hai nước Việt Nam và Mỹ.

Nhóm Đối thoại Việt - Mỹ về chất Da cam/Dioxin là một ủy ban được thành lập từ năm 2007 nhằm tìm phương hướng giải quyết vấn đề này. Theo báo cáo mà Nhóm công bố hôm qua, do AP trích đưa tin, thì chính phủ Mỹ và các nhà tài trợ cần cung cấp 30 triệu USD mỗi năm trong vòng 10 năm để tẩy độc ở những địa bàn còn dioxin - chất độc hóa học có trong chất da cam mà quân đội Mỹ thả xuống Việt Nam trong thời chiến tranh.

Số tiền này còn được dùng để điều trị cho những người Việt Nam đang chịu các căn bệnh được cho là do phơi nhiễm với chất da cam.

AP cho rằng Washington đã chậm chạp trong việc giải quyết hậu quả, mất nhiều năm qua để tranh cãi với Việt Nam và đòi hỏi có thêm những nghiên cứu khoa học chứng tỏ rằng chất diệt lá mà Mỹ rải xuống trong chiến tranh là nguyên nhân gây nên bệnh tật cho người Việt Nam.

"Chúng ta đang nói về một trong những di sản lớn nhất của chiến tranh Việt Nam, một trong những vấn đề gây trở ngại chính trong mối quan hệ quan trọng (giữa hai nước)", Walter Isaacson, đồng chủ tịch nhóm công tác Mỹ và Việt Nam phát biểu khi công bố báo cáo. "Việc dọn dẹp những thứ mà chúng ta gây ra trong chiến tranh Việt Nam ít tốn kém hơn nhiều so với việc dọn dầu tràn ở Vịnh Mexico mà BP phải làm".

Nhóm công tác kêu gọi tiến hành tẩy rửa những nơi bị nhiễm dioxin; mở rộng diện chăm sóc sức khỏe cho những người Việt Nam mang những căn bệnh được cho là do chất diệt lá gây ra; và khôi phục hệ sinh thái bị hủy hoại.

Trong thời gian từ năm 1962 đến 1971, quân đội Mỹ đã cho rải 75 triệu lít chất da cam và các loại chất diệt lá khác trên một phần tư diện tích miền nam Việt Nam. Mục đích của việc này là để trừ bỏ lá chắn xanh bảo vệ quân đội của miền Bắc khi đó.

Dioxin đã được chứng minh là có liên quan đến các dị tật bẩm sinh, ung thư và nhiều căn bệnh khác. Năm ngoái, nghiên cứu của một công ty môi trường Canada cho thấy có một mức độ dioxin nhất định trong máu và sữa của những người dân sống trong khu vực mà đất bị nhiễm dioxin cao hơn mức cho phép 100 lần.

Tại nhiều khu vực của Việt Nam, nồng độ dioxin trong đất, lớp trầm tích và trong cá cao gấp 300 đến 400 lần mức độ cho phép theo chuẩn quốc tế. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ước tính có đến 3 triệu người lớn và trẻ em phải chịu các căn bệnh do nhiễm chất da cam. Tuy nhiên phía Mỹ cho rằng con số thấp hơn nhiều, bởi nhiều người Việt Nam mắc các dị tật bẩm sinh liên quan đến những vấn đề sức khỏe và môi trường khác, trong đó có suy dinh dưỡng.

Cho đến nay chính phủ Mỹ đã cung cấp 9 triệu USD để giúp tẩy độc dioxin ở một số địa điểm tại Việt Nam.

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Nhiều xe ô tô bị kẹt trong trật lụt lịch sử tại miền nam nước Pháp.

Các quan chức Pháp hôm qua (16/6) cho biết, các trận mưa lớn liên tiếp ở miền nam đã gây ra trận lụt lội nghiêm trọng nhất trong suốt 183 năm vừa qua, khiến cho ít nhất 19 người thiệt mạng.

Tổng thống Brazil Lula da Silva và vợ là những người rất mê bóng đá.

Brazil được mệnh danh là vương quốc của bóng đá không chỉ bởi những siêu sao túc cầu nổi tiếng khắp thế giới mà còn ở niềm đam mê bóng đá đến cháy bỏng từ những đứa trẻ chân trần trong các khu nhà ổ chuột cho đến người đứng đầu nhà nước.

Cuộc đàm phán quốc tế về chương trình hạt nhân gây tranh cãi kéo dài và căng thẳng của I-ran một lần nữa rơi vào bế tắc. Hội đồng Bảo an (HÐBA) LHQ, trong phiên họp ngày 9-6 dưới sự điều khiển của Ðại sứ Mê-hi-cô Clau-đơ Hê-giơ, nước giữ chức Chủ tịch HÐBA tháng này, đã thông qua dự thảo nghị quyết trừng phạt I-ran do Nhóm P5+1 bảo trợ, với 12 phiếu ủng hộ, hai phiếu chống (Bra-xin và Thổ Nhĩ Kỳ), một phiếu trắng là Li-băng.

Hai lãnh đạo áo đỏ Jatuporn Prompan (trái) và Nattawut Saikua vẫn tỏ ra thoải mái khi ra tòa

Báo Bangkok Post vừa đưa tin, Tòa án hình sự Thái Lan đã từ chối cho phép 11 lãnh đạo áo đỏ tại ngoại, và ra lệnh kéo dài thời hạn giam giữ họ đến ngày 26-6. Những người này đang phải đối mặt với nguy cơ lĩnh án tử hình sau khi bị cáo buộc tội khủng bố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục