Nhật Bản bác bỏ yêu cầu xin lỗi của Trung Quốc
- Cập nhật: Chủ nhật, 26/9/2010 | 9:35:32 AM
Hãng thông tấn Jiji đưa tin Nhật Bản ngày 25-9 đã bác yêu cầu bồi thường và xin lỗi của Bắc Kinh về việc giam giữ thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc Chiêm Kỳ Hùng (Zhan Qixiong), vụ việc châm ngòi cho cuộc tranh cãi căng thẳng giữa hai bên thời gian qua.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản Satoru Sato nói: “Tàu đánh cá Trung Quốc đã cản trở người thi hành công vụ và được xử lý chặt chẽ, có trật tự dựa trên luật pháp của Nhật Bản. Do đó, yêu cầu của Trung Quốc đòi Nhật Bản bồi thường và xin lỗi là hoàn toàn vô căn cứ”.
Trước đó, vào sáng 25-9, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã yêu cầu Tokyo bồi thường và xin lỗi về vụ giam giữ “trái phép” ông Chiêm Kỳ Hùng vì vùng biển nơi ông bị Nhật Bản bắt là thuộc lãnh thổ của Bắc Kinh.
Theo THX, thuyền trưởng Chiêm Kỳ Hùng sáng 25-9 đã về tới Phúc Châu, thủ phủ tỉnh Phúc Kiến trên một chiếc máy bay thuê.
Trong một diễn biến liên quan tới quan hệ Trung-Nhật, báo chí Nhật Bản đưa tin có khả năng Bắc Kinh đã bắt đầu khoan tại mỏ khí đốt tranh chấp Shirakaba (Trung Quốc gọi là Xuân Hiểu) trên biển Hoa Đông.
Theo báo Mainichi Shimbun, Bộ Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản thừa nhận rằng có khả năng cao Trung Quốc đã tiến hành khoan tại mỏ khí đốt này.
Còn báo Asahi Shimbun đưa tin cho rằng: Có chứng cứ rõ ràng chứng tỏ Trung Quốc đang tiến hành khoan tại đó. Tokyo nói rằng các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc gần đây dường như đã chuyển thiết bị khoan tới mỏ này, đồng thời cảnh báo sẽ có các biện pháp trả đũa nếu Trung Quốc bắt đầu khoan.
(Theo SGGP)
Các tin khác

Mới đây, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), đã có cuộc gặp tại Rome (Italy), để thảo luận và giải quyết vấn đề giá lương thực tăng cao trên thế giới.

Các nhà lãnh đạo Mỹ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) hôm qua cam kết tăng cường quan hệ chính trị, kinh tế và an ninh tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai của hai bên.
Ngày 24/9, các nước thành viên Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã bác bỏ với tỷ lệ phiếu sít sao (51/46) một nghị quyết do các nước A-rập bảo trợ, kêu gọi Israel tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu (NPT).

Ngày 23-8, công ty Vattenfall (Thụy Điển) đã chính thức ra mắt nhà máy điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới ở vùng ven biển tỉnh Kent, phía nam nước Anh.