Gần 40 nước và tổ chức họp tại London bàn về Libya

  • Cập nhật: Thứ tư, 30/3/2011 | 8:16:12 AM

Ngày 29-3, quân đội trung thành với nhà lãnh đạo Libya, Muammar Gaddafi đã đẩy lùi cuộc tiến công của lực lượng chống chính phủ vào thành phố Sirte, quê hương của ông M.Gaddafi, chặn đà tiến công của lực lượng này hướng về thủ đô Tripoli và kiểm soát Bin Jawad, cách Sirte khoảng 150km. Phe chống chính phủ cũng đã vấp phải hỏa lực dữ dội của quân đội chính phủ tại Harawa, cách Sirte khoảng 60km.

Trong khi đó, NATO tiếp tục tiến hành các đợt không kích mới nhằm vào các mục tiêu quân sự và dân sự tại các thành phố gần Tripoli như Garyan, Surman và Mizda gần Tripoli. Bộ chỉ huy châu Phi của quân đội Mỹ (USAC) ngày 29-3 cho biết các máy bay và một tàu khu trục của Mỹ đã tấn công các tàu của Libya sau khi có tin tàu của Libya bắn bừa bãi vào các tàu buôn ở Cảng Misrata, tây bắc nước này.

Cùng ngày, hội nghị quốc tế về tương lai Libya với sự tham dự của ngoại trưởng và đại diện cấp cao của gần 40 nước và tổ chức đã diễn ra tại London (Anh) dưới sự chủ trì của Ngoại trưởng Anh William Hague. Tại hội nghị, Anh, Pháp, Mỹ và các nước, tổ chức liên quan thảo luận về việc mở rộng và tăng cường cam kết của cộng đồng quốc tế về việc thực hiện Nghị quyết 1973. Bên cạnh đó, hội nghị cũng nêu bật tầm quan trọng của viện trợ khẩn cấp để tránh một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Libya. Trước đó, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Anh David Cameron đã ra tuyên bố chung khẳng định tiếp tục can thiệp quân sự vào Libya, kêu gọi nhà lãnh đạo M.Gaddafi từ chức. Hai nhà lãnh đạo cũng thừa nhận biện pháp quân sự không thể giải quyết được vấn đề Libya một cách cơ bản, do vậy việc tìm một giải pháp chính trị là rất quan trọng.

Cùng ngày, trong bài phát biểu được truyền hình trên toàn quốc, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố Washington không thể tiếp tục gánh chịu những phí tổn tương tự như những gì đã xảy ra trong cuộc chiến ở Iraq, thông qua việc tìm cách sử dụng sức mạnh quân sự lật đổ nhà lãnh đạo Libya M.Gaddafi.

Tuy nhiên, Tổng thống Obama cũng biện minh mạnh mẽ cho hành động can thiệp của Mỹ tại Libya, cho rằng khi những lợi ích và giá trị của Mỹ đang lâm nguy, Washington có trách nhiệm phải hành động. Ông cam kết quân đội Mỹ sẽ giảm bớt sự can dự của nước này khi các đồng minh tiến tới gánh vác trách nhiệm chính của chiến dịch, còn Washington sẽ đóng vai trò hỗ trợ hậu cần, tình báo, tìm kiếm cứu nạn... Liên quan đến động thái này, các quan chức quân đội Mỹ cùng ngày thông báo Lầu Năm Góc đã bắt đầu rút một số tàu khỏi Địa Trung Hải.

Trong một bức thư gửi tới hội nghị tại London, nhà lãnh đạo Libya M.Gaddafi đã yêu cầu chấm dứt "cuộc tấn công man rợ" nhằm vào nước ông. Trong bức thư, ông Gaddafi đã so sánh các vụ không kích do NATO cầm đầu với các chiến dịch quân sự của Adolf Hitler trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ 2.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Lực lượng nổi dậy Libya rút khỏi trận địa gần Nofilia, cách Sirte khoảng 100km ngày 29/3.

Ngày 29/3, Đô đốc James Stavridis, Tư lệnh tối cao liên quân NATO tại Châu Âu, xác nhận thông tin tình báo về việc có dấu hiệu hiện diện của Al-Qaeda và Hezbollah trong các lực lượng nổi dậy đang chống lại nhà lãnh đạo Libya Muammar Qaddafi.

Ông Obama trong bài phát biểu trước người dân Mỹ.

Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 28-3 đã có bài phát biểu trước quốc dân trên truyền hình, trong đó ông giải thích về sự can thiệp quân sự của Mỹ tại Libya.

NATO khẳng định không có kế hoạch trên bộ đối với Libya và Pháp cũng cho biết liên quân không phối hợp tấn công với quân nổi dậy Libya.

NATO hôm qua khẳng định nhóm này không có kế hoạch triển khai một chiến dịch trên bộ ở Libya, trong khi Pháp cũng cho biết quân đồng minh không phối hợp hành động với quân nổi dậy ở Libya.

Diễn biến ở nhà máy hạt nhân Fukushima hiện khó lường.

Thủ tướng Nhật Naoto Kan ngày 29/3 tuyên bố, chính phủ của ông hiện đang trong tình trạng báo động cao nhất vì cuộc khủng hoảng tại nhà máy hạt nhân Fukushima.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục