Thủ tướng Nhật nói sẽ phế bỏ nhà máy điện Fukushima
- Cập nhật: Thứ sáu, 1/4/2011 | 8:10:38 AM
Chính phủ Nhật hôm 31/3 nói rằng sẽ cho bất hoạt nhà máy điện hạt nhân Fukushima đang bị hư hại nặng, nhưng hiện chưa có kế hoạch sơ tán thêm dân quanh vùng.
Ảnh internet
|
Cùng ngày, Nhật đón tiếp chuyến thăm của Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Ông kêu gọi cần thiết lập các chuẩn mực rõ ràng hơn nữa về an toàn hạt nhan.
Thủ tướng Nhật Noto Kan, trong một cuộc nói chuyện với lãnh đạo đảng đối lập, nói rằng nhà máy điện hạt nhân Fukushima - tâm điểm của cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ nhất thế giới kể từ sau vụ Chernobyl - sẽ bị bất hoạt.
Trước đó các quan chức Nhật đã ám chỉ rằng nhà máy sẽ được cho về hưu sau khi tình hình ở đó được ổn định, bởi nó đã bị hư hại nặng sau động đất và sóng thần.
Sáng 1/4 các quan chức công ty điện lực Tokyo cho biết mức phóng xạ iodine-131 trong nước ngầm bên dưới nhà máy điện Fukushima đã vượt quá mức cho phép 10.000 lần, còn nước biển gần nhà máy nhiễm xạ trên mức cho phép hơn 4.000 lần.
Hiện bán kính sơ tán quanh nhà máy là 20 km, mặc dù cơ quan giám sát hạt nhân quốc tế cho rằng mức phóng xạ ở một ngôi làng cách nhà máy 40 km đã lên mức khiến dân chúng cần sơ tán. Phát ngôn viên chính phủ Nhật nói chưa đưa ra quyết định về phạm vi sơ tán mới, tuy nhiên điều này có thể sẽ xảy ra trong tương lai.
Theo cảnh sát Nhật, trong khu vực bán kính 20 km này, hiện còn khoảng 1.000 thi thể chưa được thu thập.
Lần đầu tiên kể từ khi khủng hoảng hạt nhân xảy ra, sau nước, sữa và rau, thịt bò ở khu vực quanh nhà máy đã được khẳng định nhiễm xạ cao hơn mức cho phép, Kyodo loan tin sáng nay.
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy kêu gọi tổ chức một hội nghị quốc tế của nhó G20 để thảo luận về các chuẩn mực an toàn hạt nhân. Pháp cho biết công ty Areva của Pháp đang trợ giúp về kiến thức và kinh nghiệm để Nhật có thể đối phó hữu hiệu với cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay.
150 lính thuỷ quân lục chiến Mỹ cũng mới được điều động đến Nhật để giúp nước này trong khủng hoảng hạt nhân. Hàng chục nghìn quân nhân Mỹ đang tham gia các chiến dịch cứu hộ cho các nạn nhân của động đất và sóng thần.
(Theo VnExpress)
Các tin khác
Mạng tin Debka ngày 31/3 dẫn các nguồn tin tình báo và quân sự cho rằng các chỉ huy cấp cao lực lượng nổi dậy Libya đã bán cho Hezbollah và Hamas hàng nghìn quả đạn pháo hóa học từ các kho vũ khí hơi độc rơi vào tay lực lượng này sau khi chiếm các cơ sở quân sự của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi trong và xung quanh thành phố Benghazi.
3 tuần qua, Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) vẫn chưa kiểm soát được bốn lò phản ứng từ 1-4 của nhà máy điện Fukushima I, trong khi cũng chưa quyết định có nên tháo bỏ hai lò số 5 và 6 mà đã được cho ngưng hoạt động một cách an toàn.
Ngày 30/3, lực lượng trung thành với Chính phủ Libya, được xe tăng và pháo hạng nặng yểm trợ, đã giành lại được thành phố chiến lược Ras Lanuf ở miền Đông sau khi đẩy lùi lực lượng chống đối khỏi thành phố sản xuất dầu mỏ này.
Tổng thống đắc cử của Myanmar U Thein Sein và 2 Phó Tổng thống Tin Aung Myint Oo, Sai Mauk Kham sẽ tuyên thệ nhậm chức trong ngày 30/3 tại Nay Pyi Taw.