WTO lập ban điều tra tranh chấp thương mại Mỹ - Trung

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/10/2012 | 8:19:33 AM

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) quyết định lập một ban chuyên gia giải quyết các đơn kiện lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc về bao cấp, chống phá giá một số ngành hàng quan trọng như xe hơi, thép, hóa chất.

Mỹ cho rằng ngành xe hơi của họ gặp khó khi tìm đường vào Trung Quốc vì vướng chính sách bảo hộ.
Mỹ cho rằng ngành xe hơi của họ gặp khó khi tìm đường vào Trung Quốc vì vướng chính sách bảo hộ.

BusinessWeek cho hay Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO đã lập ban chuyên trách xử lý các vấn đề kiện tụng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Trung Quốc buộc tội Mỹ áp dụng các biện pháp chống phá giá lượng hàng hóa trị giá 7,2 tỉ USD thuộc 24 ngành hàng bao gồm giấy, thép, lốp xe, nam châm, hóa chất, thiết bị nhà bếp, gỗ ốp sàn, pin mặt trời… Trong khi đó Mỹ lại cho rằng cần áp dụng các biện pháp trên nhằm loại bỏ hoạt động bao cấp của Chính phủ Trung Quốc.

Đơn kiện của Mỹ buộc tội Trung Quốc cấp khoản ngân sách ít nhất 1 tỉ USD một cách bất hợp pháp cho các hãng sản xuất ôtô trong nước và các nhà xuất khẩu phụ tùng ôtô trong giai đoạn 2009-2011, để đánh bại các nhà sản xuất xe hơi Mỹ ngay trên thị trường Mỹ.

Tại cuộc họp của DSB cuối tuần qua, Trung Quốc từ chối đề nghị của Mỹ trong việc thành lập ban điều tra khác về các biểu thuế hạn chế của Bắc Kinh đối với mặt hàng xe hơi nhập khẩu từ Mỹ. Theo luật của WTO, mỗi thành viên có quyền một lần từ chối đề nghị lập ban điều tra của đối phương.

Các thành viên yêu cầu bảo đảm quyền lợi của bên thứ ba trong vụ tranh chấp này là Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Nga, Canada, Brazil, Hàn Quốc và Việt Nam.

(Theo TTO)

Các tin khác
Thủ tướng Noda (hàng đầu - giữa) và nội các mới trong lễ tuyên thệ nhậm chức.

Ngày 1-10 đưa tin, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã tiến hành cải tổ nội các trước khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử. Việc cải tổ nội các được cho nhằm mục đích củng cố quyền lực để bước vào cuộc bầu cử và tìm kiếm những giải pháp ôn hòa hơn trong giải quyết tranh cãi chủ quyền quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại cuộc gặp các ngoại trưởng ASEAN.

Báo Jakarta Post dẫn lời Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho hay ngoại trưởng các nước ASEAN vừa nhận được bản thảo Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC).

Sau sự cố tại nhà máy Fukushima, đây là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên được cấp phép xây dựng.

Biểu tình tại Pháp.

Hãng AFP ngày 1-10 đưa tin, 50.000 người Pháp thuộc phe cánh tả đã xuống đường ở trung tâm thủ đô Paris biểu tình phản đối Hiệp ước tài chính của Liên minh châu Âu (EU) buộc chính phủ các nước thành viên thực hiện những biện pháp tài chính hà khắc để hạn chế thâm hụt ngân sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục