Dải Ga-da tạm yên tiếng súng

  • Cập nhật: Thứ sáu, 23/11/2012 | 8:21:58 AM

Thỏa thuận ngừng bắn giữa I-xra-en và Phong trào Hồi giáo vũ trang Hamas của Pa-le-xtin chính thức có hiệu lực sáng sớm 22-11, tạm thời chấm dứt hơn một tuần xung đột đẫm máu ở Dải Ga-da, đồng thời "tháo ngòi" cho một cuộc chiến tranh tổng lực trên bộ với những hậu quả khó lường giữa hai bên đối địch.

Người dân đổ ra đường ăn mừng thỏa thuận ngừng bắn ở Ga-da.
Người dân đổ ra đường ăn mừng thỏa thuận ngừng bắn ở Ga-da.

Thỏa thuận trên được Ngoại trưởng Mỹ Hi-la-ri Clin-tơn (Hillary Clinton) và Ngoại trưởng Ai Cập Mô-ha-mét Ca-men A-mơ (Mohamed Kamel Amr) thông báo trong cuộc họp báo chung tại Cai-rô. Đây được xem là một thắng lợi quan trọng sau các nỗ lực ngoại giao con thoi không mệt mỏi của Tổng thư ký LHQ Ban Ki Mun (Ban Ki-Moon) và Ngoại trưởng Mỹ Clin-tơn, cũng như sức ép mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.

Nội dung thỏa thuận nêu rõ: "I-xra-en chấm dứt các hoạt động thù địch trên mặt đất, trên biển và trên không nhằm vào Dải Ga-da, bao gồm cả các cuộc xâm nhập. Đồng thời tất cả các phe phái Pa-le-xtin phải chấm dứt các hoạt động thù địch từ Dải Ga-da nhằm vào I-xra-en, bao gồm cả các vụ bắn tên lửa và các cuộc tấn công dọc theo biên giới". Ngoài ra, thỏa thuận quy định mở các cửa khẩu và tạo điều kiện thuận lợi cho sự đi lại của người dân và vận chuyển hàng hóa.

Thỏa thuận ngừng bắn đã chấm dứt cuộc xung đột 8 ngày với những tổn thất nặng nề cho cả hai bên: Hơn 160 người Pa-le-xtin thiệt mạng, 900 người bị thương và 10.000 người mất nhà cửa. Bên phía I-xra-en cũng hứng chịu 1.456 quả tên lửa phóng từ dải Ga-da khiến 4 người thiệt mạng và 219 người bị thương. Quân đội I-xra-en có 1 binh sĩ thiệt mạng và 16 người bị thương.

Sau khi lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực, những người Pa-le-xtin ở Ga-da đã đổ ra phố để ăn mừng lệnh ngừng bắn đạt được với I-xra-en. Người dân nổ súng, bắn pháo hoa và hô vang khẩu hiệu chiến thắng.

Ngày 22-11, Người phát ngôn Bộ ngoại giao Lương Thanh Nghị cho biết: “Việt Nam hoan nghênh các nỗ lực nhằm sớm đem lại hòa bình, ổn định cho khu vực, và kêu gọi các bên liên quan tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn mới đạt được”.

Cộng đồng quốc tế đã hoan nghênh lệnh ngừng bắn giữa I-xra-en và Hamas, đồng thời cảm ơn chính phủ Ai Cập vì nỗ lực thành công của nước này trên mặt trận ngoại giao. LHQ, Mỹ, Ca-na-đa, Liên minh châu Âu kêu gọi các bên tôn trọng thỏa thuận đã đạt được và nghiêm túc thực hiện các quy định của thỏa thuận để hướng tới một giải pháp lâu dài cho tình hình ở Ga-da. Tổng thống Pa-le-xtin Ma-mút Áp-bát (Mahmoud Abbas) cũng bày tỏ ủng hộ thỏa thuận vừa đạt được giữa Ten A-víp và Hamas.

Giới lãnh đạo ở Dải Ga-da bày tỏ hài lòng trước thỏa thuận ngừng bắn trên. Lãnh đạo phong trào Hamas Kha-lét Mê-sa-an (Khaled Meshaal) cho rằng I-xra-en "đã thất bại trong tất cả các mục tiêu" sau khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực. Ông Mê-sa-an tuyên bố Hamas sẽ tôn trọng lệnh ngừng bắn nếu phía I-xra-en cũng thể hiện điều đó, nếu không họ sẽ đáp trả bất cứ sự vi phạm nào. Trong khi đó, Thủ tướng I-xra-en Nê-ta-ni-a-hu cảnh báo nếu thỏa thuận thất bại, I-xra-en sẽ cân nhắc "hành động quân sự dữ dội hơn" nhằm vào Dải Ga-da.

Theo các nhà phân tích, những tuyên bố này cho thấy sự thiếu hụt niềm tin của cả hai phía I-xra-en và Hamas đối với lệnh ngừng bắn này. Mối quan ngại về tính bền vững của thỏa thuận ngừng bắn lại càng gia tăng khi chỉ vài giờ sau khi đạt được thỏa thuận này, các chiến binh Hồi giáo tại Dải Ga-da đã tiếp tục bắn tên lửa vào miền Nam I-xra-en. Các vụ tấn công nói trên không gây thương vong nhưng bị cho là sẽ góp phần làm suy yếu thỏa thuận ngừng bắn giữa I-xra-en và Hamas.

 

(Theo QĐND)

Các tin khác
100 chiếc xe đã đâm sầm vào nhau, khiến 2 người chết, 80 người bị thương.

2 người chết và hàng chục người bị thương khi một vụ tai nạn liên hoàn liên quan tới khoảng 100 chiếc xe trên một tuyến đường cao tốc mù sương ở bang Texas, Mỹ vào ngày lễ Tạ ơn.

Hãng AFP ngày 22-11 đưa tin, hai vụ đánh bom liều chết nhằm vào người Hồi giáo dòng Shiite tại Pakistan khiến 35 người thiệt mạng và 62 người bị thương.

Đảo tranh chấp.

Theo Kyodo, Chính phủ Nhật Bản ngày 22/11 đã quyết định xem xét đặt tên các đỉnh của hai hòn đảo nhỏ mà Hàn Quốc kiểm soát song Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền, như một biện pháp đáp trả động thái tương tự của Seoul.

Ngày 21/11, hai ứng cử viên tự do tranh cử Tổng thống Hàn Quốc có cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình. Đây là một phần trong kế hoạch liên kết trước cuộc bầu cử ngày 19/12 tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục