Vượt khó thoát nghèo

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/3/2014 | 9:39:54 AM

YBĐT - Đến xã Mồ Dề (Mù Cang Chải), nếu kể đến tên anh Sùng Lử Chang ở bản Nả Háng A thì bà con nơi đây ai cũng biết và mến phục bởi anh là người biết tự vươn lên thoát nghèo.

Anh Sùng Lử Chang thu hoạch ngô.
Anh Sùng Lử Chang thu hoạch ngô.

Sùng Lử Chang sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo khó, cuộc sống của gia đình chỉ trông chờ vào mấy thửa ruộng cấy lúa 1 vụ/năm mà bố mẹ đã chia cho vợ chồng anh khi ra ở riêng. Trong nhiều năm lam lũ, mặc dù cố gắng tích cực chăm bón tốt cho cây lúa, cây ngô song cứ năm này qua năm khác, thóc của gia đình anh vẫn không đủ ăn trong năm. Thông qua những đợt tuyên truyền, vận động của xã về việc đổi mới phương thức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình kinh tế mới phù hợp với khí hậu, địa hình ở vùng cao, anh đã tiếp thu và bắt tay thực hiện.

Trước tiên, anh nghĩ ngay đến mô hình tổng hợp nuôi ong mật kết hợp với phát triển chăn nuôi, trồng trọt. Xây dựng trang trại nuôi ong kết hợp với bảo vệ rừng đầu nguồn, ban đầu, anh nhận khoanh nuôi khu rừng thượng nguồn của xã để vừa giữ rừng vừa giữ được các loài hoa quý hiếm, tạo thuận lợi cho con ong lấy mật. Lúc đầu, bầy ong chỉ có gần chục tổ nhưng nuôi được một thời gian, thấy việc khai thác mật đạt hiệu quả cao, tiếp tục nhân dần lên, anh đã đi thu mua của người dân ở nhiều nơi về nuôi bổ sung. Sau 5 năm phát triển, bầy ong đã lên đến gần 100 tổ, cho thu hoạch mỗi đợt từ 40 đến 50kg mật, bán với giá từ 100.000 đồng đến 120.000 đồng/kg.

Anh Chang phấn khởi: “Nuôi ong, mỗi năm gia đình tôi thường thu hoạch mật từ 3 đến 4 lần. Từ khi nuôi ong, thu nhập đã tăng lên, riêng tiền bán mật ong mỗi năm đạt khoảng 20 đến 24 triệu đồng. Nhờ đó, gia đình đã có đủ tiền mua mắm muối, vải vóc, phân bón phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất hàng ngày, không còn phải bán thóc lấy tiền về trang trải như trước đây nữa. Riêng thóc của nhà chỉ để ăn nên gia đình tôi đã thoát được cảnh đói giáp hạt”.

Anh Chang tận dụng những khu vực đất bằng phẳng ở dưới chân núi gần các khe suối để khai hoang ruộng cấy lúa nước đồng thời tích cực tăng vụ đối với 1ha diện tích ruộng lúa nước, thâm canh tốt 1ha nương ngô. Mỗi vụ, gia đình anh đã thu hoạch đạt 80 - 85 bao tải thóc và 40 - 45 bao tải ngô (loại bao có trọng lượng khoảng 50 - 60kg).

Như vậy, thóc đã thu hoạch của gia đình tương đương 4 - 4,5 tấn và ngô tương đương 2 - 2,5 tấn. Ngoài ra, gia đình còn trồng được 80 khóm cây thảo quả, thu hoạch của hai vụ đầu đạt từ 4 tạ đến 4,5 tạ quả, bán với giá 120.000 đồng đến 130.000 đồng/kg quả khô. Anh vẫn chưa bằng lòng với những gì đã có nên tiếp tục phát triển chăn nuôi dê, lợn, gà… Hiện nay, nhà anh đã có hơn chục con dê, gần 20 con lợn và gần 100 con gà, vịt.

Ông Cứ Nhà Sùng - Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Mồ Dề cho biết: “Anh Sùng Lử Chang là người năng động, tích cực học tập kinh nghiệm, tìm tòi phương pháp khoa học áp dụng trong lao động, sản xuất. Với sự cố gắng của mình, nay gia đình anh đã thoát khỏi đói nghèo và trở thành một trong những hộ gương mẫu, đi đầu phát triển kinh tế, có cuộc sống khá giả ở xã vùng cao này”.

Đức Hồng

Các tin khác
Cô gái Tày Hoàng Thị Lề trong lễ bảo vệ luận án tiến sĩ dược học.

YBĐT - Bản Mường, xã Vĩnh Lạc (Lục Yên) tự hào có một người con gái làm thầy thuốc ở Hà Nội. Các ông bà trong làng đều lấy tấm gương của cô gái Tày này làm gương cho bọn trẻ trong học hành và tu dưỡng. Đó là tiến sỹ Hoàng Thị Lề, cán bộ Viện Nghiên cứu Dược liệu Trung ương.

Anh Chiến kiểm tra chất lượng gỗ bóc.

YBĐT - Anh Nguyễn Văn Chiến, dân tộc Nùng ở thôn Tân Yên, xã Cảm Ân (Yên Bình) là một nông dân điển hình có chí hướng trong phát triển kinh tế hộ gia đình. Bằng sự linh hoạt, nắm bắt kịp thời các mô hình, phương thức sản xuất mới trong thời hội nhập, anh đã mạnh dạn chuyển đổi kịp thời phương thức sản xuất của gia đình, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, vươn lên làm giàu chính đáng.

Y sỹ Lý Xuân Tinh khám sức khỏe cho người cao tuổi.

YBĐT - Nhiệt tình, tận tụy với công việc, trong suốt thời gian 10 năm (1993-2003) kiêm nhiệm cán bộ chuyên trách dân số xã cũng là thời gian anh Tinh đóng góp đáng kể vào việc giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 của địa phương.

Chị Nguyễn Thị Huệ (thứ 2, phải sang) cùng các cộng tác viên dân số tuyên truyền về KHHGĐ tại hộ dân.

YBĐT - Tích cực, chủ động, tâm huyết vùng với phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong công tác truyền thông DS/KHHGĐ, chị Huệ luôn được người dân trên địa bàn thị trấn quý mến. Năm 2013, các hoạt động đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra như: đình sản nữ đạt 200%, đặt vòng 112%, sử dụng bao cao su 100%, thuốc uống tránh thai 100%...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục