Chị Súa được nhân dân nể phục

  • Cập nhật: Thứ ba, 10/11/2015 | 8:48:58 AM

YênBái - YBĐT - Vừa là cán bộ hội phụ nữ năng nổ nhiệt tình, vừa là người giỏi giang trong phát triển kinh tế, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, chị Sùng Thị Súa - dân tộc Mông, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Khe Ron, xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên được tôn vinh là điển hình tiêu biểu trong phong trào phụ nữ làm kinh tế giỏi của địa phương.

Gắn bó với công tác phụ nữ của thôn của xã, lại là người bản địa nên hơn ai hết chị Súa thấu hiểu những thiệt thòi ít biết của chị em phụ nữ dân tộc mình. Gần gũi với chị em, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các hội viên và bà con trong thôn, hiểu được điều chị em cần, nhất là những kiến thức, kinh nghiệm trong phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới, chị Súa đã mang hết những kiến thức, kinh nghiệm mà bản thân được học tập, bồi dưỡng, tập huấn truyền thụ lại cho các hội viên của mình theo cách làm riêng. Để nói chị em hiểu, nghe và làm theo, chị vận động gia đình, anh em dòng họ nói trước, làm trước.

Từ thực hiện cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” đến các phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hóa... của địa phương, nhận thức rõ vai trò của một người cán bộ, đảng viên, gia đình chị luôn là hộ gương mẫu thực hiện. Đặc biệt, trong phát triển kinh tế gia đình, chị mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào tăng vụ, mỗi năm cho thu 2 tấn thóc, 2,5 tấn ngô đảm bảo lương thực quanh năm, phần dư thừa chị tập trung đầu tư phát triển chăn nuôi, trung bình xuất bán hơn 1 tấn lợn thịt và 0,5 tấn gia cầm/năm.

Nhận thấy cây tre măng Bát độ cho giá trị kinh tế cao, chị Súa đầu tư trồng gần 1 ha, khi được thu hoạch đã cho gia đình một nguồn thu  không nhỏ. Là người năng động, dám nghĩ, dám làm lại năng học hỏi, tìm tòi, thấy lợi thế địa bàn có nguồn nguyên liệu quế lớn, năm 2014, gia đình chị Súa đầu tư xây dựng xưởng ép tinh dầu quế và mua ô tô vận chuyển nguyên liệu.

Từ sản phẩm chất lượng, lại tìm được thị trường đầu ra ổn định, ngoài tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 7 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân 2 triệu đồng/tháng, thì mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình chị Súa đã cho tổng thu nhập trên dưới 500 triệu đồng/năm. Có những năm công việc kinh doanh thuận lợi, chăn nuôi phát triển, gia đình chị thu tới 800 triệu đồng, với nhiều nông dân thì đây thực sự là điều mơ ước.

Chị Súa chia sẻ: “Mình là cán bộ hội phụ nữ được chị em tín nhiệm thì bản thân phải gương mẫu chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của hội cùng với gia đình phát triển kinh tế giỏi, xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch”. Muốn nói chị em và bà con dân bản nghe thì mình phải gương mẫu làm trước. Mình làm có tốt chị em mới làm theo. Có vậy, chi hội mình, thôn mình mới tốt lên được. Cũng như thế thì mục tiêu xây dựng nông thôn mới của địa phương mới nhanh đạt được”.

 Năng động trong phát triển kinh tế, nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác hội, nhiều năm liền chị Sùng Thị Súa - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Khe Ron được Đảng ủy, chính quyền xã Hồng Ca biểu dương khen thưởng. Tinh thần đảm đang “giỏi việc nước, đảm việc nhà” và nghị lực vượt khó làm giàu của chị Súa được chị em hội viên và nhân dân địa phương tin yêu, nể phục.

Minh Thúy

Các tin khác
Bao quanh thị trấn Trạm Tấu là những rừng thông ngút ngàn xanh.

YBĐT - Đến với vùng cao Trạm Tấu, ấn tượng để lại trong lòng mỗi người là những rừng thông xanh ngút tầm mắt. Đồng bào Trạm Tấu hôm nay đã được hưởng 2 lợi ích từ rừng đó là lợi ích phòng hộ và lợi ích kinh tế. Đằng sau những cánh rừng ngút ngàn ấy là những mảnh đời bình dị, gắn đời mình với rừng cây.

Chị Hoàng Thị Huân (thứ ba bên phải) trao đổi công tác Hội với các hội viên.

YBĐT - “Một cán bộ chi hội rất nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, có thâm niên hơn 10 năm trong phong trào phụ nữ. Hơn nữa, chị Huân làm kinh tế giỏi, lại hết lòng giúp đỡ bà con trong thôn vươn lên thoát nghèo. Cán bộ nào mà cũng làm tốt như chị Huân thì bà con được nhờ” - đó là lời nhận xét của Chủ tịch Hội phụ nữ xã Sơn A, huyện Văn Chấn về chị Hoàng Thị Huân - Chi hội trưởng chi hội Phụ nữ thôn Bản Vãn.

Học sinh điểm trường Xéo Dì Hồ trong giờ ôn bài.

YBĐT - Đỉnh Xéo Dì Hồ ở xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải quanh năm ngập trong sương trắng giữa bạt ngàn rừng núi hoang vu. Ở đó có những thầy cô giáo trẻ đang lặng lẽ, cần mẫn như người gieo hạt, mang cái chữ đến vùng cao hẻo lánh. Họ đã dệt nên bao huyền thoại về dạy chữ, rèn người.

Đàn lợn rừng được duy trì ổn định với số lượng 60 đầu lợn trở lên.

YBĐT - Trong chuyến công tác ở "vùng đất ngọc", trao đổi với chúng tôi về phong trào hoạt động của đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trong huyện, Bí thư Huyện đoàn Lục Yên - đồng chí Hoàng Trung Chinh giới thiệu nhiều mô hình phát triển kinh tế điển hình từ sản xuất, chăn nuôi, làm dịch vụ đến chế tác đá quý... Nhưng tôi thực sự ấn tượng với mô hình chăn nuôi tổng hợp gồm cả lợn rừng, hươu sao; gà, vịt của đoàn viên Hoàng Trung Hiếu ở thôn Cốc Há, thị trấn Yên Thế (Lục Yên).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục