Cựu chiến binh có duyên với nghề trồng cây cảnh
- Cập nhật: Thứ sáu, 4/12/2015 | 9:25:58 AM
YBĐT - Nổi tiếng trong giới làm cây cảnh ở Yên Bái từ những năm 2006 - 2007, giờ đây, cựu chiến binh (CCB) Phạm Quốc Tuấn ở tổ 14B, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình đang sở hữu vườn cây cảnh trị giá hàng chục tỷ đồng.
![]() |
Cựu chiến binh Phạm Quốc Tuấn chăm sóc vườn cây cảnh.
|
Dẫn chúng tôi ra thăm vườn cây cảnh với đủ chủng loại, dáng, thế, CCB Phạm Quốc Tuấn tâm sự: “Tôi đến với nghề trồng cây cảnh có lẽ là cái duyên. Ngay từ khi còn trẻ, tôi đã thích sưu tầm các loại cây cảnh về trồng, treo trong nhà cho đẹp. Nhưng rồi, tình yêu, niềm đam mê cây cảnh cứ lớn dần, thúc giục tôi đến với nghề từ khi nào không rõ.
Tôi bắt đầu mày mò, học hỏi cách làm cây cảnh từ các nguồn tài liệu sách báo, rồi về làng làm cây cảnh Nam Điền, Nam Triệu (tỉnh Nam Định cũ) để học nghề và đến năm 2004 thì bắt đầu có sản phẩm bán ra thị trường”.
Được biết, đối với gia đình CCB Phạm Quốc Tuấn, nghề trồng cây cảnh chỉ là nghề tay trái bởi bản thân ông và vợ đều là những cán bộ công chức Nhà nước. Công việc nơi công sở khá bận rộn, vất vả, song mỗi khi có thời gian rảnh rỗi hay những ngày nghỉ cuối tuần, cả gia đình lại dành mọi thời gian để chăm sóc vườn cây cảnh. Riêng với CCB Phạm Quốc Tuấn, việc hàng ngày được cắt tỉa, tạo tác cho các loại cây cảnh đã trở thành thói quen, sở thích không gì thay thế được. Cây cảnh đã thực sự trở thành người bạn tri kỷ thứ 2 của ông.
Để có được những tác phẩm đẹp, mang nhiều giá trị nghệ thuật, ngoài việc dày công đi sưu tập, tìm kiếm các loại “phôi” đẹp, ông Tuấn cũng phải mất rất nhiều thời gian, công sức, đôi khi quên ăn, quên ngủ dồn hết tâm huyết để biểu đạt các ý tưởng của mình trong những tác phẩm. Có không ít các loại cây cảnh khi mua về giá chỉ vài trăm nghìn đồng song qua bàn tay sáng tạo, tài hoa của mình, ông Tuấn đã nâng giá trị của cây lên tới vài chục triệu đồng, thậm trí cả trăm triệu đồng và cũng có khi là vô giá.
Hiện tại, với diện tích đất vườn rộng khoảng 1.000 m2 trước đây vốn chỉ để trồng các loại cây ăn quả, nay đã được gia đình ông Tuấn cải tạo, chuyển đổi hẳn sang để trồng các loại cây cảnh. Với số lượng hàng trăm loại thuộc hơn 40 loài khác nhau, trong đó, tập trung vào một số các loại cây có giá trị như: Sanh, Si, Tùng Kim, Tùng La Hán, Tường Vi, Bông Trang…
Hàng năm, sau khi trừ các loại chi phí (thuê nhân công chăm sóc, bảo vệ, mua phân bón…), trung bình mỗi năm vườn cây cảnh của gia đình ông Tuấn mang lại nguồn thu nhập vài trăm triệu đồng.
CCB Phạm Quốc Tuấn bộc bạch: “Thực sự trong tâm can, tôi chưa bao giờ nghĩ trồng cây cảnh đơn thuần chỉ là mục đích kinh doanh mà hơn thế đây còn là cách để giữ gìn những nét đẹp của thời gian, là cách để giúp người chơi thấy tâm hồn được thư thái, gần gũi, hòa nhập với thiên nhiên, qua đó, góp phần làm phong phú thêm những thú chơi nghệ thuật độc đáo, thanh tao ở Việt Nam”.
Với những đóng góp thiết thực cho nghề sinh vật cảnh đang ngày càng phát triển ở Việt Nam nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng, xin chúc cho CCB Phạm Quốc Tuấn có thật nhiều sức khỏe, luôn sống và “cháy” hết mình với niềm đam mê trồng cây cảnh để góp phần đưa sinh vật cảnh sớm trở thành ngành kinh tế hiệu quả ở Yên Bái.
Hồng Oanh
Các tin khác

YBĐT - “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”- đó là đánh giá, cảm nhận của lãnh đạo, bạn bè, đồng nghiệp và học sinh về cô giáo Nguyễn Thị Gấm - giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong, thị trấn Yên Thế (Lục Yên). Chị cũng là tấm gương tiêu biểu “giỏi việc nước, đảm việc nhà” của ngành giáo dục huyện Lục Yên.

YBĐT - Những nữ thủ quỹ của ngành Tài chính, Ngân hàng dưới đây là thí dụ điển hình về những con người thanh liêm ấy.

YBĐT - Chuyện giáo viên mầm non là nữ chẳng có gì lạ, bởi nghề “cô nuôi dạy trẻ” được coi là nghề dành cho phái yếu. Song, những thầy giáo mầm non mà chúng tôi được gặp tại huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải đã khiến chúng tôi phải thay đổi quan niệm về giới tính và nghề nghiệp. Chúng tôi gọi họ là những "người thầy đặc biệt” đang ngày ngày miệt mài gieo ươm những mầm non nơi vùng cao.

YBĐT - Câu chuyện về hai thanh niên trẻ Phạm Văn Cường, sinh năm 1989 và Trần Văn Quân, sinh năm 1990 ở thôn 6, xã Đại Phác (Văn Yên) mạnh dạn đầu tư tiền tỷ để xây dựng, thành lập Hợp tác xã Thanh niên Q&C chuyên sản xuất rau, củ quả sạch là hiếm, nhất là đối với một tỉnh miền núi như Yên Bái.