Mông Thanh Tú - cử nhân nuôi chim cút

  • Cập nhật: Thứ tư, 4/1/2017 | 1:44:53 PM

YBĐT - Tốt nghiệp Khoa Tài chính - Ngân hàng, Học viện Tài chính nhưng chàng thanh niên Mông Thanh Tú ở thị trấn Yên Thế, huyện Lục Yên đã quyết định về quê nuôi chim cút. Trải qua nhiều khó khăn, mô hình của Tú đang phát triển tốt, hứa hẹn thành công trong tương lai.

Gia đình Tú sở hữu một mảnh đất khá rộng, cả nhà ở và vườn khoảng 6.000 m2. Nhà chỉ có hai mẹ con nên cuộc sống rất khó khăn. Mong cho con trai lớn lên không phải vất vả, Tú đã được mẹ động viên đi học đại học. Thương mẹ lam lũ, Tú đã chăm chỉ học tập và xin làm thêm ở các ngân hàng thương mại ở Hà Nội để giảm bớt gánh nặng chi phí học tập. Mặc dù vẫn quyết tâm đi học nhưng trong suốt quá trình đó, Tú luôn nung nấu ước mơ về quê làm giàu.

Trong 4 năm học, Tú đã đi nhiều nơi, vừa để thăm gia đình bạn bè vừa tìm đến các mô hình kinh tế cho thu nhập cao để học tập. Tú vô cùng tâm đắc với mô hình nuôi chim cút ở Chương Mỹ, Hà Nội. Năm 2015, tốt nghiệp đại học, Tú đã thuyết phục mẹ về quê đầu tư xây dựng mô hình nuôi chim cút. Do không có vốn nên mẹ Tú đã đứng ra vay vốn ngân hàng, đồng thời cùng với một người bạn thân chung vốn để xây dựng mô hình.

Tháng 11/2015, Tú bắt tay vào mô hình, ban đầu nuôi 1 vạn con chim giống, do chưa có kỹ thuật chăm sóc nên đã chết trên 8.000 con. Thất bại ngay từ bước đầu nhưng không hề nản chí, với số chim giống còn lại, Tú mày mò, học hỏi trên sách báo, tập trung chăm sóc. Sau 2 tháng, lứa chim đầu tiên cũng cho xuất bán, thu về 12 triệu đồng.

Mặc dù bị lỗ vốn nhưng Tú vẫn quyết tâm theo đuổi mô hình với suy nghĩ “thất bại là mẹ thành công”. Để có thêm kiến thức, Tú tạm nghỉ công việc chăn nuôi 2 tháng để đi học hỏi kinh nghiệm ở một số mô hình khác trong tỉnh. Lần này, cẩn thận hơn, Tú chỉ nuôi 1.000 con chim giống, nhờ có kỹ thuật chăm sóc nên tỷ lệ sống đạt gần 90%.

Sau 2 tháng nuôi, xuất bán chim thịt thu về 7,5 triệu đồng, trừ chi phí còn lãi 2,5 triệu đồng. Áp dụng phương pháp nuôi gối nên Tú có chim thịt xuất bán đều đặn. Với phương châm xoay vòng vốn, chàng trai trẻ tiếp tục đầu tư thêm chuồng để mở rộng nuôi chim đẻ lấy trứng. Từ đầu năm 2016 đến nay, lúc nào trong trang trại cũng có 1.000 con chim đẻ, thu từ 10 - 16 kg trứng/ngày, trừ mọi chi phí, riêng bán trứng, lãi khoảng 100.000 đồng/ngày.

Tú tâm sự: “Qua tính toán, trừ mọi chi phí sau khi bán trứng và chim thịt mỗi tháng mình lãi khoảng 5 triệu đồng. Thời gian tới, mình sẽ tiếp tục mở rộng mô hình tăng số lượng chim thịt và chim đẻ. Tuy nhiên, mình đang thiếu vốn và rất cần hỗ trợ thêm”.

Chị Lê Thị Hương - Bí thư Đoàn thị trấn Yên Thế cho biết: “Hiện nay, việc tập hợp thu hút đoàn viên thanh niên của thị trấn rất khó khăn do số lượng thanh niên đi làm ăn xa lớn. Qua tham quan, tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy mô hình của Tú rất triển vọng. Chúng tôi sẽ tuyên truyền, nhân rộng, tổ chức cho các đoàn viên đến học tập cách làm kinh tế của Tú. Qua đó, vận động thanh niên ở lại địa phương phát triển kinh tế, góp sức xây dựng quê hương”.

Triệu Huấn (Huyện đoàn Lục Yên)

Các tin khác
Ngày càng nhiều các

YBĐT - Là thế hệ hội tụ đầy đủ tính năng động và sáng tạo, 8X Nguyễn Thị Kim Khánh - chủ cửa hàng kinh doanh thực phẩm Xanh+ trên đường Điện Biên (thành phố Yên Bái) đang bước vào lứa tuổi đầy hoài bão và ước mơ, kỳ vọng. Với mục tiêu kết nối cuộc sống gần gũi, thân thiện và thiết thực hơn bắt đầu từ sự mạnh dạn, tự tin và sáng tạo trong kinh doanh, Kim Khánh đã dần tạo nên một dấu ấn riêng của mình cùng sự hội nhập và phát triển của quê hương...

Chị Nguyễn Thị Toan trong một chuyến đi làm từ thiện.

YBĐT - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dân tộc ta là một dân tộc giàu lòng bác ái” và chính Người là biểu tượng của lòng khoan dung và nhân ái. Noi gương Người, trên khắp các miền quê Yên Bái, nhiều tấm gương người tốt, việc tốt sẵn lòng hy sinh lợi ích riêng tư, để cùng sẻ chia những mảnh đời bất hạnh…

Phạm Văn Quang (bên trái) đang chia sẻ kỹ thuật chuyên môn với các đồng nghiệp.

YBĐT - Nói đến Phạm Văn Quang - chàng trai sinh năm 1983 hiện đang công tác tại Phân xưởng Sửa chữa và Thí nghiệm (SC&TN) điện thuộc Công ty Điện lực Yên Bái ai cũng phải thán phục. Tuy tuổi đời còn trẻ, song Quang đã làm Chủ tịch Công đoàn, Tổ trưởng Phân xưởng SC&TN điện đồng thời cũng là một kỹ sư có trình độ, năng lực chuyên môn sâu với nhiều sáng kiến kỹ thuật được giải thưởng cao trong tỉnh và khu vực.

Chị Hoàng Thị Bằng tuyên truyền về kiến thức chăm sóc trẻ cho chị em phụ nữ.

YBĐT - Hơn 10 năm làm công tác dân số, chị Bằng nắm như lòng bàn tay tình hình dân số cũng như gia cảnh từng hộ trong tổ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục