Năng động làm giàu

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/4/2018 | 7:20:16 AM

YBĐT - Năng động nắm bắt thị trường, hơn 10 năm qua, anh Nguyễn Đức Toàn ở thôn Trực Bình 1, xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái đã có cơ ngơi khang trang và khu xưởng sản xuất cùng hệ thống 4 máy xẻ và 2 ô tô tải, tạo việc làm cho 10 lao động thường xuyên và 5 lao động thời vụ.

Mô hình chế biến gỗ rừng trồng của gia đình anh Nguyễn Đức Toàn cho hiệu quả cao.
Mô hình chế biến gỗ rừng trồng của gia đình anh Nguyễn Đức Toàn cho hiệu quả cao.

Từ khi lập gia đình, vợ chồng anh Toàn được cha mẹ cho ra ở riêng với 2 ha đất đồi rừng để trồng cây, làm nhà và chút vốn làm ăn. Điều kiện kinh tế khó khăn, vì thế, anh Toàn luôn trăn trở tìm hướng đi thích hợp.
 
Sau nhiều lần đi tham quan học hỏi kinh nghiệm ở nhiều địa phương, nhận thấy phát triển kinh tế từ rừng là hướng đi tiềm năng; bên cạnh đó, anh cũng được tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật trồng rừng, lựa chọn những cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng địa phương.
 
Sau khi bàn bạc với gia đình, rồi từ số vốn tích lũy được, năm 2008, anh quyết định mở xưởng sản xuất gỗ rừng trồng chủ yếu là sản xuất gỗ thanh. Thời gian đầu chưa có kinh nghiệm và ít vốn nên quy mô nhỏ, chủ yếu vừa trồng rừng vừa sản xuất gỗ, thu mua gỗ rừng trồng của bà con trong thôn, xã.
 
Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm làm nghề, xưởng gỗ của gia đình anh Toàn đã hoạt động hiệu quả, nhiều khách hàng từ Hà Nội, Hải Phòng tìm đến đặt hàng. Thu hồi được vốn, anh tiếp tục đầu tư thêm một máy xẻ nữa. Đến nay, gia đình anh Toàn đã có một cơ ngơi khang trang, 4 máy xẻ với công suất trên 7.000 m3 gỗ/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động, 5 lao động thời vụ trong xã với mức lương bình quân từ 5 - 7 triệu đồng/người/tháng.

Anh Nguyễn Văn Thế - người cùng thôn cũng là một trong những công nhân gắn bó với xưởng sản xuất của gia đình anh Toàn từ những ngày đầu cho biết: "Chúng tôi rất yên tâm khi làm việc tại đây vì anh Toàn luôn quan tâm đến người lao động, lương thưởng thanh toán đầy đủ. Mỗi khi gia đình chúng tôi có việc, anh đều bố trí cho nghỉ, cho ứng trước tiền lương hoặc cho vay không lấy lãi. Trên 10 năm, vợ chồng tôi làm cho anh, thu nhập ổn định”.
 
Sau hơn 10 năm hoạt động, biết giữ chữ tín về chất lượng sản phẩm nên xưởng chế biến gỗ thanh của anh Toàn đã được bạn hàng nhiều nơi tìm đến ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Công việc chế biến gỗ ngày một thuận lợi đã mang lại lợi nhuận trên 1 tỷ đồng/năm. 

Anh Toàn cho biết: "Nguồn nguyên liệu gỗ chủ yếu là các loại gỗ rừng trồng được khai thác của gia đình và thu mua của các hộ dân trong và ngoài xã. Sản xuất gỗ thanh cũng khá thuận tiện không bị ảnh hưởng bởi thời tiết”.
 
Ông Bùi Việt Tiến - Chủ tịch Hội Nông dân xã Minh Bảo cho biết: "Xưởng chế biến gỗ của hộ anh Toàn đã giúp nhiều hội viên có việc làm ổn định. Đồng thời, tiêu thụ phần lớn sản phẩm gỗ rừng trồng cho các hộ dân ở địa phương và các xã lân cận”.
 
Từ đó cũng thúc đẩy phong trào trồng rừng của người dân trong xã. Mỗi năm, toàn xã trồng mới trên 27 ha đưa tổng diện tích rừng toàn xã lên trên 729 ha, đưa tổng thu nhập từ rừng của toàn xã lên trên 10 tỷ đồng.

Phát huy lợi thế của địa phương để có một hướng đi đúng, thành công, vì vậy, từ năm 2009 đến nay, hội viên nông dân Nguyễn Đức Toàn nhiều năm được nhận giấy khen của các cấp, các ngành trong tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi. Đặc biệt, vừa qua anh đã được nhận danh hiệu "Hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp Trung ương, giai đoạn 2012 - 2016”.

Minh Huyền

Các tin khác
Chị Lý Thị Thiêm (bên trái) cùng cán bộ Huyện đoàn Mù Cang Chải thăm mô hình chăn nuôi của đoàn viên Sùng A Páo ở Chi đoàn Đề Sủa, xã Lao Chải.

YBĐT - Mặc dù mới có một năm tham gia công tác ở cương vị Bí thư Đoàn xã nhưng với tố chất năng động, tính cách vui vẻ, hòa đồng và năng nổ, nhanh nhẹn, nữ Bí thư Đoàn xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải - Lý Thị Thiêm đã đưa phong trào Đoàn từ chỗ hoạt động yếu nay đã sôi động trở lại.

Ông Phạm Văn Bình cùng bà Cù Minh Phượng và bạn bè thường xuyên tập luyện, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm tại khu nhà tập luyện của gia đình.

YBĐT - Những năm qua, phong trào thể dục thể thao nói chung và phong trào luyện tập môn bóng bàn nói riêng trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh mẽ, xuất hiện nhiều vận động viên, gia đình thể thao xuất sắc. Gia đình ông Phạm Văn Bình ở số nhà 416 đường Hòa Bình, thành phố Yên Bái là một trong những gia đình tiêu biểu của phong trào này.

Thầy giáo Lưu Hồng Quân (bên phải) cùng các em học sinh chia sẻ kinh nghiệm sau giờ học.

YBĐT - Tôi hẹn gặp thầy giáo Lưu Hồng Quân - giáo viên Lịch sử Trường THPT Thác Bà, huyện Yên Bình, người đã gắn bó với công tác Đoàn hơn 10 năm vào một buổi chiều tháng Ba đầy nắng.

Trà hoa vàng sau khi sấy khô được anh Trương Văn Thương bán với giá 6 triệu đồng/kg, rẻ hơn một nửa so với giá thị trường.

YBĐT - Đó là ý tưởng khởi nghiệp của chàng thanh niên 30 tuổi - Trương Văn Thương ở xã Tân Hợp, huyện Văn Yên. Ý tưởng này không chỉ nhằm mục đích góp phần gìn giữ, bảo tồn, phát triển loại cây dược liệu quý đang bị khai thác triệt để mà còn tạo một khoản thu nhập không nhỏ cho thanh niên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục