Thủ lĩnh ở Púng Luông

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/8/2018 | 7:58:50 AM

YBĐT - Ở tuổi 30 với hơn 7 năm làm Bí thư Đoàn xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải - Lý A Tủa đã khẳng định được vai trò của một thủ lĩnh giỏi trong việc tập hợp và thu hút các bạn trẻ ở địa phương tham gia vào các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng với nhiều công trình, phần việc ý nghĩa. 

Bản thân A Tủa còn là người tiên phong khởi xướng mô hình nhóm hộ phát triển kinh tế trong đoàn viên thanh niên (ĐVTN) ở Púng Luông.

 
Đảm trách vai trò thủ lĩnh Đoàn, gác lại những khó khăn đặc thù cả về địa hình, điều kiện kinh tế, xã hội, trình độ, tập tục của của đồng bào dân tộc thiểu số xã đặc biệt khó khăn, bằng trách nhiệm và nhiệt huyết của tuổi trẻ, Lý A Tủa đã đưa công tác Đoàn và phong trào thanh niên xã Púng Luông trở thành điểm sáng trong các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng của Huyện đoàn Mù Cang Chải.
 
Gương mẫu nói trước, làm trước, Lý A Tủa đã huy động được hàng trăm ĐVTN tham gia tu sửa đường giao thông nông thôn, làm cầu qua các bản: Mý Háng Tủa Chử sang bản Púng Luông; bản Đề Chờ Chua A vào Háng Cơ Bua..., giúp người dân các bản đi lại thuận tiện; tham gia đổ bê tông nền sân Trường Mầm non Púng Luông với tổng trị giá 100 triệu đồng; huy động lực lượng ĐVTN các bản tham gia đóng góp ngày công lao động tích cực giúp đỡ các gia đình khắc phục hậu quả lũ bão.
 
Đặc biệt, Lý A Tủa đã chỉ đạo các chi đoàn tập hợp, huy động tuổi trẻ địa phương nhiệt tình tham gia thực hiện 5 công trình, phần việc thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng bám sát nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và đời sống của nhân dân.
 
Tiêu biểu như công trình tu sửa 3 km đường từ bản Nả Háng Tâu đi Đề Chờ Chua B; đường từ UBND xã sang bản Mý Háng Tâu dài 2,5 km và đường vành đai bản Mý Háng Tâu với gần 200 ĐVTN tham gia, trị giá trên 20 triệu đồng...

Xuất sắc trên cương vị thủ lĩnh của tuổi trẻ, Lý A Tủa còn được ĐVTN trong xã nể phục bởi sự năng động, dám nghĩ, dám làm của anh trong lĩnh vực phát triển kinh tế gia đình. Học về nông nghiệp, lại là người ham học hỏi, tìm tòi qua mạng Internet, nắm bắt được kỹ thuật và kinh nghiệm chăn nuôi, Lý A Tủa đã phát triển giống gà đen địa phương theo quy mô chăn nuôi vừa và nhỏ; kết hợp với đó là nuôi ong lấy mật, chăn nuôi bò và dê. Mô hình mang lại hiệu quả kinh tế ổn định, sản phẩm đầu ra tiêu thụ tốt.
 
Sau 3 năm, đến nay, Lý A Tủa đã thành lập được nhóm hộ liên kết trong chăn nuôi gồm 5 thành viên, đều là ĐVTN trong xã. Đến nay, nhóm của anh đã phát triển được trên 400 đàn ong, hoàn toàn nuôi theo phương thức tự nhiên, di chuyển đàn theo mùa hoa rừng, mỗi năm cho thu gần 300 triệu đồng từ bán mật; trang trại gà mùa này duy trì ổn định 2.000 – 3.000 con.
 
Lý A Tủa chia sẻ: "Mình dù đi làm Nhà nước nhưng quan điểm là vẫn phải cố gắng để phát triển kinh tế gia đình. Có kinh tế vững mới truyền đạt được kiến thức, kinh nghiệm để mọi người làm theo. Mặc dù sản phẩm của nhóm trang trại làm ra hiện nay vẫn chủ yếu tiêu thụ tự do, chưa tìm được bạn hàng lớn nhưng mừng là sản phẩm mật ong không mấy khi có hàng tồn đọng, nhất là gà đen thương phẩm, nguồn cung của trang trại hiện nay không đáp ứng đủ nhu cầu đặt mua của thương lái”.
 
Phát triển kinh tế gia đình dựa trên tiềm năng, thế mạnh kinh tế địa phương, A Tủa đang nghiên cứu để tới đây sẽ chuyển đổi hơn 1 ha diện tích sơn tra kém hiệu quả sang trồng đào và lê; phát triển mạnh đàn dê để nâng cao hơn nữa thu nhập của gia đình và các hộ thành viên trong nhóm.

Trách nhiệm và nhiệt huyết của tuổi trẻ đã đem về cho Lý A Tủa nhiều phần thưởng, là Giấy khen của Huyện đoàn và UBND huyện, Bằng khen của Tỉnh đoàn Yên Bái. Đặc biệt, mới đây, anh vinh dự được UBND tỉnh vinh danh thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác giai đoạn 2012 – 2017 và là một trong bốn gương mặt tiêu biểu cho tuổi trẻ Yên Bái vinh dự được bầu chọn tham dự Đại hội Thanh niên tiên tiến toàn quốc lần thứ V năm 2018.

Minh Thúy

Các tin khác

YBĐT - Chiến tranh đã lùi xa, nhưng vết thương chiến tranh thì chẳng thể phai mờ nhất là với các nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Dù vậy, bằng nghị lực và sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng, các nạn nhân da cam đã vượt qua nỗi đau, tích cực tham gia công tác xã hội, vươn lên làm kinh tế giỏi nơi trận tuyến mới.

Ông Vi Văn Đạt chăm sóc ao cá.

YBĐT - Rời quân ngũ, ông Vi Văn Đạt - cựu chiến binh (CCB) ở thôn 3, xã Mậu Đông, huyện Văn Yên đã đầu tư phát triển kinh tế trang trại đồi rừng để đến nay, ông là chủ của mô hình kinh tế trang trại tổng hợp với mức thu nhập gần 600 triệu đồng/năm. 


Nhiều gia đình ở xã Thượng Bằng La có thu nhập cao nhờ trồng cây ăn quả.

YBĐT - Với tinh thần người lính không chịu khuất phục khó khăn, cựu chiến binh Lê Đình Thước quyết tâm tìm hướng phát triển kinh tế bằng cách trồng cây ăn quả có múi.

Ông Nguyễn Hữu Lưu trao đổi với công nhân trong quá trình sản xuất gạch bê tông.

YBĐT - Con cái đã phương trưởng và thành đạt, cuộc sống không còn cần nhiều lo toan kinh tế, cũng đã ở tuổi được phép ngơi nghỉ, nhưng đến giờ, ông Nguyễn Hữu Lưu ở tổ 7, phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ - hội viên Hội Người cao tuổi phường chưa một ngày ngơi tay, nghỉ việc làm kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục