Phải kiên trì mới thành công!

  • Cập nhật: Thứ ba, 11/9/2018 | 7:46:07 AM

YBĐT - Đó là quan điểm của anh Phạm Thanh Toàn ở thôn Yên Bình, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên về con đường mà mình đã lựa chọn để gắn bó: trồng cây ăn quả.

Mỗi năm, anh Phạm Thanh Toàn đạt lợi nhuận khoảng 550 triệu đồng từ cây ăn quả có múi.
Mỗi năm, anh Phạm Thanh Toàn đạt lợi nhuận khoảng 550 triệu đồng từ cây ăn quả có múi.

Sau những năm đi làm công nhân may ở Nam Định, anh quay trở về quê nhà. Đi chơi với bạn bè ở Văn Chấn rồi các nơi giúp anh mạnh dạn "làm thử theo người ta xem sao” vì thấy cuộc sống khá giả của họ nhờ trồng cây ăn quả. Thế là năm 2004, có 200 cây cam sành và cam Đường canh được anh trồng trên đồi.

Cây cam hợp khí hậu và đồng đất cùng công sức bỏ ra đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ nét qua từng năm. Hiện nay, anh Toàn có hơn 4 ha cam, bưởi, chanh. Thị trường tiêu thụ của anh chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng và Phú Thọ. Đặc biệt, giá bán của người trồng cây ăn quả trong thôn đạt mức nào thì sản phẩm cùng loại đó của gia đình anh đều bán được cao hơn từ 1 - 2 giá.
 
Theo như chia sẻ của bà Nguyễn Thị Trưởng là hàng xóm của anh: "Người thôn này đều hiểu tại sao sản phẩm cây ăn quả của hộ anh Toàn lại được thương lái thu mua với giá cao. Anh Toàn khiêm tốn lắm nhưng cũng là người trồng cây ăn quả, chúng tôi biết sản phẩm của gia đình anh rất chất lượng”.

Nguồn thu từ cây ăn quả mỗi năm mang lại cho gia đình anh Toàn lợi nhuận khoảng 550 triệu đồng: "So với các loại cây khác ở đất này, cây ăn quả cho thu nhập cao nhất”. Dự định của anh sẽ mua thêm đất bên xã Minh Tiến để mở rộng diện tích.
 
Trao đổi về thị trường cây ăn quả có múi ngày càng phải cạnh tranh gay gắt, anh Toàn cho rằng đương nhiên là thế. Sự cạnh tranh này vừa tạo ra áp lực vừa là động lực đối với mỗi người. Cả áp lực lẫn động lực sẽ thúc đẩy người trồng cây ăn quả phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. 

Đòi hỏi của thị trường, của người tiêu dùng ngày càng cao, bản thân anh luôn phải nghiên cứu, tìm hiểu, nắm bắt để đáp ứng nhanh nhất nhu cầu đó. Nếu không tự mình tìm ra một cách đi phù hợp, khi thị trường cây ăn quả có múi trở nên bão hòa thì khó có thể tránh khỏi thất bại nên phải kiên trì, phải năng động, phải nỗ lực mới thành công.
 
Trong xu thế tất yếu sản xuất nông nghiệp an toàn, anh Toàn đã thử nghiệm trồng hai đồi chanh, bưởi sử dụng các loại thuốc sinh học để chuẩn bị cho việc chuyển đổi toàn bộ diện tích cây ăn quả theo hướng này. Kinh tế vững mạnh, anh Toàn tích cực ủng hộ các hoạt động của thôn. 

Nguyễn Thơm

Các tin khác
Anh Nguyễn Chí Châu chăm sóc đàn hươu sao.

YBĐT - Từ hai bàn tay trắng, qua 6 năm kiên trì, bền bỉ, người thanh niên dân tộc Tày Nguyễn Chí Châu ở thôn Đồng Cáy, xã Yên Thắng (Lục Yên) đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

Mô hình phát triển kinh tế của gia đình Thôn đội trưởng Nguyễn Trí Tuệ mang lại hiệu quả cao.

YBĐT - Anh Nguyễn Trí Tuệ - Thôn đội trưởng kiêm Trưởng thôn 5, xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên luôn được bà con yêu mến. Không chỉ trách nhiệm trong công việc chung mà gia đình anh còn là một tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế ở địa phương.

Chị Toan bên ngôi nhà mới.

YBĐT - Được sự giới thiệu của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Văn Chấn, chúng tôi về Thượng Bằng La để gặp một cựu chiến binh đã nỗ lực vượt qua khó khăn, chiến thắng đói nghèo, vươn lên trong cuộc sống.

Đàn lợn thịt của gia đình anh Lò Văn Păn được chăm sóc tốt.

YBĐT - Về xã Hát Lừu, hỏi anh Lò Văn Păn thì ai cũng biết, bởi anh không chỉ thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà còn là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế và trở thành mô hình điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở huyện Trạm Tấu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục