Ông Hưng vượt khó làm giàu

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/10/2018 | 7:55:30 AM

YBĐT - Mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, bằng nghị lực và ý chí không cam chịu đói nghèo, mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình ông Phạm Quang Hưng đã có sức lan tỏa sâu rộng trong thôn Suối Chép, nhiều mô hình kinh tế tại địa phương đã đến tham khảo cách làm của gia đình ông để vận dụng phát triển kinh tế hộ.

Ông Hưng chăm sóc lợn.
Ông Hưng chăm sóc lợn.

Biết chúng tôi muốn tìm hiểu về tấm gương vượt khó làm giàu của người dân trong xã, ông Trần Anh Hải – Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình không ngần ngại dẫn chúng tôi tới thăm mô hình kinh tế tổng hợp, kết hợp kinh doanh dịch vụ vận tải của gia đình ông Phạm Quang Hưng ở thôn Suối Chép. Một điển hình làm kinh tế giỏi có tiếng của địa phương với tổng thu nhập trên 500 triệu đồng mỗi năm.

Từ trụ sở UBND xã Thịnh Hưng, qua con đường bê tông uốn lượn với bạt ngàn cây trái, chừng hơn 10 phút đồng hồ, chúng tôi đã đến được nhà ông Hưng. Hẹn trước, nên khi vừa nghe tiếng xe máy ở đầu ngõ, ông Hưng đã hồ hởi ra đón chúng tôi.
 
Ở cái tuổi lục tuần nhưng trông ông vẫn khỏe mạnh, nhìn ngôi nhà khang trang với các vật dụng sinh hoạt đắt tiền, chúng tôi không khỏi thán phục. Rót chén chè thơm mời khách, ông Hưng vui vẻ kể cho chúng tôi nghe về những ngày đầu khởi nghiệp của gia đình. Sau thời gian tham gia quân ngũ, năm 1978, ông trở về địa phương, tham gia công tác ở xã. Thời bao cấp, đồng lương cán bộ có hạn lại đông con khiến gia đình ông cứ chạy ngược chạy xuôi để lo bữa ăn hàng ngày.
 
"Đất đồi nhiều phải nghĩ cách để thoát nghèo” - ý nghĩ đó đã thôi thúc ông khai phá những diện tích đất rừng hoang hóa để canh tác. Lúc đầu chỉ là lương thực để lo cái ăn hàng ngày, rồi nuôi thêm con lợn, con gà. Khi Nhà nước có chủ trương giao đất giao rừng, ông đã mạnh dạn nhận 10 ha đồi rừng để canh tác.
 
Đến năm 1984, ông quyết định trồng rừng, bởi theo ông, chỉ có phát triển kinh tế đồi rừng mới có thể thoát nghèo. Ban ngày thì công việc Nhà nước, buổi tối và tranh thủ những ngày nghỉ, ông lại cùng gia đình cuốc đất trồng cây, cứ như vậy khai phá dần, chỗ nào khó không làm được thì thuê thêm người. 5 năm sau - đến năm 1989, những đồi cây đã cho thu hoạch, trừ chi phí ông cũng có chút tiền để tiếp tục tái đầu tư trồng mới. Cứ thế, 10 ha đồi rừng đã được ông phủ kín bằng các loại cây lâm nghiệp.
 
Hiện nay, ông đang quy hoạch trồng và phát triển thêm các loại cây bản địa như chò, lát, quế để tăng giá trị kinh tế các loại cây trồng. Trồng rừng kinh tế ít nhất cũng phải 5 năm mới cho thu nhập, bởi vậy, thời gian chờ thu hoạch từ rừng, ông lại tiếp tục cải tạo chuyển đổi 5.000 m2  ruộng kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, mỗi năm cho gia đình ông nguồn thu 20 triệu đồng. Chưa muốn dừng lại ở đó, có thêm chút vốn, năm 2014, ông đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại để nuôi lợn với quy mô 50 con/lứa và trên 100 con gia cầm các loại.
 
Để chủ động con giống, phục vụ nhu cầu chăn nuôi của gia đình, ông nuôi thêm 3 lợn nái. Thu nhập từ lợn, gia cầm mỗi năm gần 300 triệu đồng. Năm 2017, tuy gặp nhiều khó khăn do giá cả trị trường không ổn định, nhiều hộ gia đình trong xã đã không duy trì mô hình chăn nuôi lợn, nhưng ông vẫn kiên trì động viên vợ con duy trì tổng đàn.
 
Tháng 7 năm nay, giá lợn hơi tăng mạnh trở lại, ông đã xuất bán ra thị trường được 3,6 tấn lợn thịt, thu về gần 200 triệu đồng. Bên cạnh đó, diện tích vườn tạp của gia đình, ông đã quy hoạch cải tạo 30 gốc bưởi, chủ yếu là giống bưởi Đại Minh, mỗi năm thu nhập từ trồng bưởi mang lại cho gia đình gần 30 triệu đồng.
 
Thấm nhuần "Phi thương bất phú", năm 2016, ông mạnh dạn gom nhặt vốn liếng của gia đình và vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Bình mua 2 ô tô tải kinh doanh vận tải hàng đông lạnh và hải sản, thu nhập từ vận tải sau khi trừ chi phí gần 200 triệu đồng /năm.
 
Từ mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình, ông đã tạo việc làm cho 7 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân trên 3,5 triệu đồng/người/tháng. Với những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế và tích lũy kinh nghiệm bản thân, ông luôn chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm với nhân dân trong thôn, trong xã để tiếp tục mở rộng và phát triển, nhân rộng các mô hình kinh tế, cùng nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
 
Khi được hỏi về những kinh nghiệm, ông Hưng chỉ cười: "Làm kinh tế cái quan trọng là phải mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, không đầu tư dàn trải, làm cái gì chắc cái đó. Bên cạnh đó phải nghiên cứu tìm hiểu nền kinh tế thị trường để biết mà đón đầu thì mới thành công được!”.

Mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, bằng nghị lực và ý chí không cam chịu đói nghèo, mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình ông Phạm Quang Hưng đã có sức lan tỏa sâu rộng trong thôn Suối Chép, nhiều mô hình kinh tế tại địa phương đã đến tham khảo cách làm của gia đình ông để vận dụng phát triển kinh tế hộ. Với những nỗ lực của bản thân, năm 2018, ông Phạm Quang Hưng đã vinh dự được Huyện ủy Yên Bình tuyên dương là mô hình kinh tế gia đình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện chỉ thị 05- CT/TW.

Thanh Tân

Các tin khác
Phó Bí thư Thường trực, Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy xã Dế Xu Phình Chang Pàng Rùa trao đổi với cán bộ về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng tại địa phương.

YBĐT - Trong chuyến công tác đến huyện vùng cao Mù Cang Chải, tôi được gặp đồng chí Chang Pàng Rùa - Phó Bí thư Thường trực, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra (UBKT) Đảng ủy xã Dế Xu Phình – người được xem là cán bộ gương mẫu, đi đầu trong công tác kiểm tra Đảng tại địa phương.

Anh Lò Văn Dũng bên giò lan phi điệp vàng yêu thích.

YBĐT - Từ những thân cây khẳng khiu, thiếu sức sống, anh Lò Văn Dũng ở thôn Bản Sa, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ đã gây dựng nên một vườn lan rừng với khoảng 500 giò lan, ước tính giá trị trên 500 triệu đồng.

Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Gốc Sổ - Trần Văn Khiêm (ngoài cùng, bên trái) trao đổi với các hộ dân trong thôn về việc mở rộng lòng, lề đường.

YBĐT - Hơn 4 năm đảm nhận Bí thư Chi bộ thôn Gốc Sổ, ông Trần Văn Khiêm luôn tận tụy trong vai trò của mình, vận động bà con nhân dân trong thôn hiến đất mở rộng lòng, lề đường, góp tiền của, công sức xây dựng các thiết chế văn hóa thôn. 

Vàng A Rùa cùng vợ chăm sóc đàn trâu.

YBĐT - Với nghị lực, quyết tâm vượt khó, dám nghĩ, dám làm, Vàng A Rùa - chàng trai người Mông ở thôn Tấu Giữa, xã Trạm Tấu đã đi đầu trong phát triển kinh tế, làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp, mỗi năm thu nhập trên 150 triệu đồng và trở thành điển hình để bà con trong xã học tập, noi theo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục