Ông Lê Văn Tiến 16 năm gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/10/2018 | 8:03:38 AM

YBĐT - Đã 16 năm nay, gia đình ông Lê Văn Tiến ở thôn Đình Xây, xã Báo Đáp, huyện Trấn Yên gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm. Lựa chọn công việc này khi ông chứng kiến em trai mình là người cùng thôn và cũng là người đầu tiên làm nghề.

 

Mỗi năm, hộ ông Lê Văn Tiến nuôi bình quân 17 lứa tằm.
Mỗi năm, hộ ông Lê Văn Tiến nuôi bình quân 17 lứa tằm.


Đi sau người em đúng hai năm, ông bắt đầu làm quen với cây dâu và con tằm, trở thành hộ thứ hai trong thôn trồng dâu nuôi tằm. Thực tế theo tính toán của ông tại thời điểm đó, đất soi bãi làng ông cho thu nhập từ cây dâu cao hơn so với trồng lúa, trồng ngô. 3 sào đất được ông trồng dâu vào năm 2002.
 
Những năm ấy, tư thương đã đến tận nhà mua kén và cũng chính họ cung cấp trứng để gia đình ông ấp tằm con rồi nuôi tằm thương phẩm để khép kín chu trình nuôi tằm. Việc tự ấp tằm con để nuôi mất nhiều công chăm sóc nhưng giúp ông giảm chi phí hơn 2/3 so với việc phải mua tằm con.
 
Tuy nhiên, ông Tiến cũng cho biết: "Qua thực tế nuôi nhiều năm, tôi thấy nếu mình mua được tằm con đảm bảo chất lượng chuẩn thì lại tốt hơn rất nhiều mà lại cũng đỡ vất vả hơn. Điều này vô cùng cần thiết vì nuôi tằm con và tằm thịt nên dành hẳn khu nuôi riêng biệt cho từng loại là tốt nhất”.

Đến nay, gia đình ông Tiến đã mở rộng diện tích trồng dâu lên đến 1,5 mẫu. Quế ưu là giống dâu ông lựa chọn có nhiều ưu điểm như: lá to, dày lá, năng suất cao hơn so với giống dâu ta. Phát triển và duy trì diện tích trồng dâu về lâu dài là một vấn đề ông thật sự quan tâm để đảm bảo phát triển an toàn, bền vững, hiệu quả. Điều này đòi hỏi thay đổi trong chính nhận thức, suy nghĩ, hành động của mỗi người. Quá trình nuôi tằm được ông cân đối thời gian phù hợp giữa sự phát triển của diện tích dâu để đạt được hiệu quả cao nhất.
 
Như thực tế diện tích dâu hiện có, gia đình ông thường nuôi 9 lứa tằm vụ xuân, 7 lứa tằm vụ thu. Mỗi lứa có thể được 1, 2 hoặc 3 vòng tằm phụ thuộc vào lượng lá dâu nhà có sẵn nhưng bình quân thường là 2 vòng tằm mỗi lứa. Sản lượng kén ổn định ở mức 18 kg/vòng tằm, giá thu mua hiện tại là 130.000 đồng/kg. Riêng sản phẩm kén tằm thì trước nay chưa bao giờ gia đình ông phải lo thị trường tiêu thụ, đây là một lý do quan trọng và quyết định sự gắn bó với nghề lâu dài.
 
Ông Tiến nói rằng: "Nhà nông chúng tôi, có nghề là vui. Vui hơn nữa khi nghề còn cho thu nhập không nhỏ”.

Nguyễn Thơm

Các tin khác
Em Trần Thị Thanh Hậu (thứ 2, bên phải) trao đổi bài với các bạn cùng lớp.

YBĐT - Bản thân bị teo cơ tay trái, không có khả năng vận động cùng với bị bệnh giòn xương đã 6 lần gãy tay và phải bó bột vẫn 5 năm liền đạt học sinh xuất sắc. Đó là cô bé Trần Thị Thanh Hậu, lớp 5B, Trường Tiểu học và THCS Tân Đồng, huyện Trấn Yên.

Ông Thanh (người ngồi giữa) trong một buổi vận động nhân dân hiến đất làm đường nông thôn xã.

YBĐT - Đến thôn Thái Bình, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình, hỏi ông Nguyễn Xuân Thanh ai cũng biết. Ông là một tấm gương bí thư chi bộ điển hình trong 16 chi bộ thôn của xã. 

Ông Hưng chăm sóc lợn.

YBĐT - Mạnh dạn, dám nghĩ dám làm, bằng nghị lực và ý chí không cam chịu đói nghèo, mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình ông Phạm Quang Hưng đã có sức lan tỏa sâu rộng trong thôn Suối Chép, nhiều mô hình kinh tế tại địa phương đã đến tham khảo cách làm của gia đình ông để vận dụng phát triển kinh tế hộ.

Phó Bí thư Thường trực, Chủ nhiệm UBKT Đảng ủy xã Dế Xu Phình Chang Pàng Rùa trao đổi với cán bộ về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng tại địa phương.

YBĐT - Trong chuyến công tác đến huyện vùng cao Mù Cang Chải, tôi được gặp đồng chí Chang Pàng Rùa - Phó Bí thư Thường trực, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra (UBKT) Đảng ủy xã Dế Xu Phình – người được xem là cán bộ gương mẫu, đi đầu trong công tác kiểm tra Đảng tại địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục