Ông Quảng khởi nghiệp ở tuổi 60

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/3/2019 | 8:13:29 AM

YênBái - Rời bỏ công việc giám đốc một công ty xây dựng có tiếng tại thành phố Yên Bái khi bước sang tuổi 60, ông Phạm Văn Quảng quyết định trở về quê hương Lục Yên để trở thành ông chủ vườn cam V2 đạt tiêu chuẩn VietGAP thứ 2 của huyện. 

Ông Phạm Văn Quảng trồng cam V2 cho hiệu quả kinh tế cao.
Ông Phạm Văn Quảng trồng cam V2 cho hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2014, ông Phạm Văn Quảng rời bỏ công việc là giám đốc một công ty xây dựng có tiếng tại thành phố Yên Bái khi bước sang tuổi 60. Không lựa chọn cuộc sống an nhàn, hưởng thụ tuổi già bên con cháu như nhiều người, ông Quảng quyết định trở về quê hương Thâm Pồng, xã Yên Thắng, huyện Lục Yên để làm ăn. Với ông, vùng đất nổi tiếng với giống cam sành dường như đã già cỗi và kém hấp dẫn hơn so với trái cây từ vùng cam mới của Hà Giang, Tuyên Quang… Hơn thế, muốn phát triển kinh tế, nông dân cũng "kén” trồng cây cam sành hơn trước vì e ngại giá cả bấp bênh, "cung nhiều, cầu lại chẳng cao". 

Quyết tâm tìm giống cam độc đáo hơn, ông Quảng nhiều lần ngược xuôi Viện Di truyền - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, rồi có khi ở cả tháng tại những mô hình cam Cao Phong nổi tiếng ở Hòa Bình để học hỏi kinh nghiệm mới và tìm mua được giống cam Valencia (V2) mang về trồng thử. 

Ban đầu, ông Quảng trồng 300 gốc cam V2 giống ghép ở mảnh ruộng kém năng suất rộng 1 ha và phải thuê "thợ” từ Hòa Bình, Hà Giang lên hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc cam theo hướng hữu cơ. 

Ông Quảng chia sẻ: "Bây giờ kinh tế khá giả hơn, mọi người đều tìm đến những sản phẩm sạch, an toàn. Vì thế, để cam của mình có uy tín, bán được giá thì các sản phẩm phải được trồng theo hướng sản phẩm hưu cơ, đảm bảo kỹ thuật chăm sóc nghiêm ngặt, tuyệt đối không được bón phân hóa học, không phun thuốc trừ sâu”. 

Sau gần 5 năm lập hướng sản xuất, các vườn cam V2 của ông Quảng đang tới vụ thu hoạch với trên 10 tấn cam chín muộn (so với giống cam sành ở địa phương); cam có vị ngọt thanh, vỏ mỏng, ít hạt đã gây không ít tò mò cho người trồng cam ở Lục Yên. 

Tháng 3 âm lịch, khi các hộ trồng cam khác đang tất bật chăm sóc để cây cam cho hoa, đậu quả thì gia đình ông Quảng vẫn bộn bề thu hoạch cam, chăm bón cây ra hoa rồi tiếp đón mọi người tới tham quan, học tập mô hình trồng cam V2. 

Ông chia sẻ: "Gia đình có 600 gốc cam V2, trong đó, có 300 gốc đang cho thu hoạch, sản lượng ước tính khoảng 10 tấn, giá bán từ 30 đến 35 nghìn đồng/kg”. 

Hiện nay, thay vì phải thuê thợ chăm sóc cam, ông Quảng tự tin nắm bắt kỹ thuật trồng, chăm sóc cam V2 phù hợp với đất đai, khí hậu địa phương. Chẳng hạn, để trồng cam không dùng phân bón hóa học, ông dùng vỏ trấu đốt ủ thành phân, mua phân bò về ủ, kết hợp phân xanh hoặc mua xác cá về ủ rữa làm phân bón cho cây. 

Việc trừ sâu bệnh cho cây được xem là gian nan và công phu hơn nhiều so với dùng thuốc trừ sâu, ông Quảng kết hợp dùng chế phẩm sinh học với trồng đan xen một số loại dược liệu có tính khắc chế, xua đuổi sâu bệnh trong vườn cam như: tỏi, ớt, cà gai leo…

Ông Hoàng Văn Số - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Yên cho biết: "Mô hình trồng cam V2 theo hướng sản phẩm sạch của ông Phạm Văn Quảng một trong những hướng đi mới tại địa phương; là mô hình thứ 2 đạt tiêu chuẩn VietGAP của huyện. Với vai trò Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp trồng cây ăn quả xã Yên Thắng với 21 thành viên, với gần 30 ha cây ăn quả các loại như: bưởi, cam V2, cam sành… mô hình trồng cam V2 là nhân tố mới những sẽ góp phần thay đổi tư duy phát triển cây ăn quả theo hướng sản phẩm sạch địa phương”. 

Hoài Văn

Tags Ông Phạm Văn Quảng Yên Thắng huyện Lục Yên

Các tin khác
Thầy giáo Trịnh Xuân Biên sử dụng hiệu quả bảng tương tác ActivBoard trong giảng dạy môn Vật lý.

Không chỉ là một giáo viên tâm huyết với nghề, giỏi chuyên môn, được học sinh và đồng nghiệp yêu mến, thầy giáo Trịnh Xuân Biên - Trường THPT Văn Chấn, huyện Văn Chấn còn là Phó Bí thư Đoàn trường năng động, luôn tìm tòi, sáng tạo tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, góp phần đẩy mạnh công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học ngày càng vững mạnh.

Du khách chụp ảnh lưu niệm tại xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải.

Đến xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, du khách dễ dàng bắt gặp một homestay nằm ngay giữa trung tâm xã - vị trí tiện lợi nhất có thể để chiêm ngưỡng cảnh sắc núi non hùng vĩ và những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp được xếp hạng danh thắng quốc gia. Chủ nhân của homestay này là anh Hảng A Dò.

Mô hình vườn ươm cây giống lâm nghiệp của gia đình bà Nguyễn Thị Đậu ở tổ dân phố số 10, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái mỗi năm cho thu nhập trên 1 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 20 lao động thời vụ và 10 lao động thường xuyên.

Ông Sùng A Giống chăm sóc đàn trâu, bò.

Ở thôn Bản Lềnh, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn có ông Sùng A Giống được mọi người biết đến là người năng động, đi đầu trong phát triển kinh tế gia đình và luôn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động tại địa phương, được bà con tín nhiệm tôn vinh là người uy tín ở thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục