Chị Hoàng Thị Dược - người hồi sinh khu du lịch làng nghề Nghĩa An

  • Cập nhật: Thứ sáu, 10/5/2019 | 8:11:52 AM

YênBái - Với mong muốn gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc, khôi phục lại khu du lịch làng nghề xã Nghĩa An, ổn định cuộc sống và làm giàu bằng chính tiềm năng, thế mạnh của quê hương, chị Hoàng Thị Dược ở xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ đã và đang dần “hồi sinh” lại khu du lịch làng nghề xã Nghĩa An từng “nằm yên” một thời gian khá dài sau thời kỳ phát triển của mình.

Chị Hoàng Thị Dược (thứ 3, trái sang) là người mạnh dạn đầu tư khôi phục lại khu du lịch làng nghề xã Nghĩa An.
Chị Hoàng Thị Dược (thứ 3, trái sang) là người mạnh dạn đầu tư khôi phục lại khu du lịch làng nghề xã Nghĩa An.

Trước đây, khu du lịch làng nghề thôn Đêu 2, xã Nghĩa An được biết đến là mô hình du lịch cộng đồng đầu tiên của thị xã Nghĩa Lộ. Khu du lịch làng nghề này được đầu tư xây dựng từ năm 2005, gồm một nhà sàn bê tông, hai nhà sàn gỗ và các trang thiết bị thiết yếu khác với tổng kinh phí 3 tỷ 780 triệu đồng. Ban đầu, khu du lịch thu hút được du khách với lợi thế là điểm du lịch cộng đồng đầu tiên trên địa bàn thị xã. 

Nhiều sự kiện, hoạt động lớn của địa phương cũng được diễn ra tại đây. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, cơ sở vật chất của làng nghề xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Mặt khác, nhiều mô hình du lịch cộng đồng khác hình thành và phát triển càng khiến khu du lịch làng nghề xã Nghĩa An mất đi khả năng thu hút du khách. Mong muốn khu du lịch không bị bỏ phí, xã đã khuyến khích các cá nhân, tập thể có tiềm lực kinh tế đầu tư, khôi phục lại hoạt động du lịch ở đây. 

Ông Hà Việt Cường - Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa An cho biết: "Xã chủ trương khuyến khích các cá nhân, tổ chức có nhu cầu có thể khai thác, phát triển khu du lịch làng nghề với chính sách ưu đãi. Nguồn kinh phí từ việc xã hội hóa khu du lịch này sẽ được sẽ sử dụng đầu tư, sửa chữa các nhà văn hoá và tổ chức các hoạt động văn hoá trên địa bàn”. 

Nắm bắt chủ trương đó, chị Hoàng Thị Dược đã mạnh dạn tiếp nhận, đầu tư vào khu du lịch làng nghề. Đầu năm 2018, chị đầu tư hơn 280 triệu đồng tôn tạo lại khu du lịch làng nghề theo ý tưởng của bản thân. Sau nhiều tâm huyết và công sức, đến giữa năm 2018, việc chỉnh trang, tu sửa hoàn thành, khu du lịch làng nghề xã Nghĩa An đi vào hoạt động với cái tên mới là Homestay Nghĩa An. Homestay Nghĩa An được khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn khác. 

Ngôi nhà sàn bê tông và 2 ngôi nhà sàn gỗ được bố trí thành các khu riêng. Trong đó, ngôi nhà sàn bê tông với công trình vệ sinh khép kín hiện đại, được trang bị thêm chăn, ga, gối, đệm thổ cẩm theo đúng bản sắc của đồng bào Thái Mường Lò… làm nơi nghỉ ngơi cho các đoàn khách phương xa. Còn ngôi nhà sàn gỗ, dưới sàn là quầy hàng phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách với các mặt hàng truyền thống địa phương như: mật ong, chẩm chéo, măng ớt, thịt sấy, rượu táo mèo…; trên sàn là không gian để du khách thưởng thức văn hóa ẩm thực, dân ca, dân vũ.

Không chỉ mới mẻ hơn về cơ sở vật chất, Homestay Nghĩa An còn chú trọng đầu tư xây dựng hình ảnh thân thiện qua cung cách phục vụ. Với khả năng giao tiếp và am hiểu về văn hóa địa phương, chị Dược đã tự mình xây dựng kịch bản, dẫn chương trình các chương trình giao lưu, lồng ghép giới thiệu về văn hóa địa phương, phù hợp với từng đối tượng khách. Chính vì vậy, tuy mới đi vào hoạt động nhưng Homestay Nghĩa An đã đón và phục vụ 10 - 15 đoàn khách mỗi tháng với thu nhập bình quân 30 triệu đồng/tháng. 

Chị Hoàng Thị Dược chia sẻ: "Tôi dự định, tới đây, sẽ đầu tư mở thêm các dịch vụ: tắm lá thuốc, nấu rượu đục men lá của dân tộc Thái, xây dựng sân khấu ngoài trời để du khách giao lưu văn nghệ vào dịp cuối tuần… nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của du khách và xây dựng hình ảnh Homesay Nghĩa An trở thành điểm đến hấp dẫn du khách gần xa khi đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò”. 

Hạnh Quyên

Tags Nghĩa An du lịch Nghĩa Lộ Homestay Mường Lò

Các tin khác
Nhờ có năng khiếu và tinh thần ham học hỏi, anh Cảnh có thể chơi đàn Organ rất chuyên nghiệp.

Người đàn ông khiếm thị ấy là người nghị lực luôn nỗ lực vươn lên, không đầu hàng số phận.

Cùng với tham gia công tác xã hội, ông Lò Minh Tâm luôn tích cực lao động, sản xuất để phát triển kinh tế gia đình.

Với vai trò, trách nhiệm là Phó Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường Pú Trạng, Trưởng ban Công tác Mặt trận Tổ dân phố Bản Noọng, thị xã Nghĩa Lộ, ông  đã vận động nhân dân trong bản tích cực phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, thực hiện tốt hương ước, quy ước và các quy định trong việc tang, lễ hội, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc mình

Dù còn nhiều khó khăn, vất vả song gia đình anh Vàng Sáy Tùng đã nuôi 3 người con học thành tài.

Ở xã vùng cao Suối Bu của huyện Văn Chấn, gia đình Bí thư Đảng ủy xã Vàng Sáy Tùng là một tấm gương hiếu học để đồng bào dân tộc Mông nơi đây noi theo.

Ông Phúc (bên trái) trao đổi với Chủ tịch Hội CCB xã Hán Đà kinh nghiệm trồng bưởi.

Vườn bưởi của cựu chiến binh Đỗ Hồng Phúc đã có gần 100 cây tuổi đời từ 30 đến 50 năm, mang về nguồn thu trên 250 triệu đồng/năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục